Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 97: Người trong bao

PHẨM CHẤT

 Bồi dưỡng những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể sau:

- Có thái độ nhìn nhận đúng đắn với hình tượng người trong bao.

- Có thái độ phê phán, đấu tranh với lối sống thu mình trong bao: giáo điều, sợ hãi, hèn nhát, bảo thủ

- Rèn luyện đạo đức và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hòa với mọi người vì lí tưởng sống cao đẹp.

 

docx 16 trang trandan 5840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 97: Người trong bao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 97: Người trong bao

Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 97: Người trong bao
ẩm; chi tiết tiêu biểu (chân dung, cái chết,  ) và nhận xét được vai trò của những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Phân tích và đánh giá được thông điệp (thay đổi cách sống, thay đổi xã hội) mà văn bản muốn gởi đến người đọc thông qua nội dung -hình thức nghệ thuật của văn bản .
- Phân tích và đánh giá được các giá trị của tác phẩm (nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ). Từ đó, khái quát được chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn 
(7)
(8)
(9)
Đọc hiểu hình thức
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố thuộc về thi pháp truyện ngắn (ngôi kể , nhân vật, kết cấu,hình ảnh biểu tượng, chi tiết)
- Phân tích và đánh giá được sự phù hợp của nghệ thuật trần thuật (ngôi kể) trong việc thể hiện chủ đề văn bản.
(10)
(11)
Liên hệ, so sánh, kết nối
- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản văn học, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về vấn đề đặt ra trong truyện ngắn.	
- Biết đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để có đánh giá phù hợp.- Phân tích và đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm đối với xã hội đương thời và xã hội hiện nay.
- Từ nhân vật Bê-li-cốp liên hệ với nhân vật Xuân tóc đỏ trong tiểu thuyết “Số đỏ”, Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên để nhận ra được tài năng của nhà văn trong việc xây dựng nhân vật điển hình.
(12)
(13)
(14)
Đọc mở rộng
Tìm đọc một số tác phẩm khác của nhà văn Sê-khốp.
(15)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Thiết bị dạy học: máy chiếu, micro, bảng, phấn, giấy A0, giấy A4,
Học liệu: Ngữ liệu đọc, hình ảnh, phiếu học tập,.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH
HOẠT ĐỘNG HỌC
(Thời gian dự kiến)
MỤC TIÊU
( Số thứ tự YCCĐ)
NỘI DUNG DẠY HỌC TRỌNG TÂM
PP/KTDH CHỦ ĐẠO
PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ
Hoạt động 1
Khởi động
(2 phút)
(2), (3)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền có liên quan đến tác phẩm “Người trong bao” và nhân vật Bê-li-cốp để tạo tâm thế tiếp nhận cho HS .
Trò chơi / Dạy học giải quyết vấn đề 
GV nhận xét, đánh giá HS và trao thưởng.
Hoạt động 2
Hình thành kiến thức
(35 phút)
 (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8)
- Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp.
- Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật; thông điệp của tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm); thuyết trình; trực quan; kĩ thuật khăn trải bàn, chia sẻ cặp đôi
Đánh giá đồng đẳng ( HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau).
GV nhận xét quá trình làm việc nhóm và cá nhân HS trình bày; chốt lại kiến thức đúng. 
Hoạt động 3
Luyện tập
(3 phút)
(9), (10), (11)
Củng cố lại các kiến thức đã học; đánh giá được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm: Phê phán lối sống sống ích kỉ, hèn nhát, hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga ở thế kỉ XIX và thức tỉnh mỗi người hãy thay đổi cách sống; đồng thời đánh giá được giá trị nghệ thuật của tác phẩm 
Đàm thoại gợi mở
Đánh giá đồng đẳng ( HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau).
GV đánh giá cá nhân HS; chốt lại kiến thức đúng. 
Hoạt động 4 
Vận dụng
(3 phút)
(12), (13), (14)
- Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm đối với xã hội xã hội hiện nay, rút ra bài học cho bản thân.
- Liên hệ với nhân vật Xuân tóc đỏ, Chí Phèo để nhận ra được tài năng của nhà văn trong việc xây dựng nhân vật điển hình.
Dạy học giải quyết vấn đề, đàm thoại – gợi mở 
GV đánh giá cá nhân HS; chốt lại kiến thức
Hoạt động 5
 Tìm tòi, mở rộng
(2 phút)
(1), (15)
Giới thiệu các tác phẩm khác của nhà văn Sê- khốp
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Thời gian dự kiến
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
2 phút 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu 
- Hiểu được yêu cầu của trò chơi.
- Tạo được sự chú ý của học sinh để vào bài mới.
2. Phương án đánh giá
- HS đánh giá, nhận xét
- GV chốt vấn đề.
3. Phương pháp/ kĩ thuật 
- Dạy học giải quyết vấn đề 
- Trò chơi tìm chữ 
4. Tổ chức hoạt động 
HS có 2 đội chơi, mỗi đội trả lời 3 câu hỏi , các thành viên trong đội hỗ trợ nhau. Đội trả lời đúng và nhanh sẽ nhận được phần thưởng. 
1. .như th... của mình với bạn có cùng mã số. Cả hai thống nhất ý kiến và ghi vào ô thống nhất. 
- Bước 3: Kết thúc thời gian hoạt động. GV mời HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS treo sản phẩm lên bảng.
Tính cách và lối sống của Bê-li-cốp đã ảnh hưởng như thế nào đối với mọi người xung quanh? ( khi còn sống và khi đã chết)
Dự kiến HS trả lời:
- Khi còn sống: Cả trường học, thành phố đều sợ Bê-li-cốp (sợ nói to, sợ làm quen, sợ gửi thư, không dám diễn kịch tại nhà, không dám đọc sách, sợ giúp đỡ người nghèo, sợ dạy chữ)
- Khi đã qua đời: 
+ Ban đầu: Nhẹ nhõm, thoải mái
+ Một tuần sau: Nặng nề, mệt nhọc, vô vị 
à Ảnh hưởng dai dẳng
Suy nghĩ của em về phần kết của tác phẩm qua lời kể: “Nhưng chưa đầy một tuần sau, cuộc sống đã lại diễn ra như cũ, nặng nề, mệt nhọc, vô vị, một cuộc sống chẳng bị chỉ thị nào cấm đoán nhưng cũng chẳng được tự do hoàn toàn, chẳng tốt đẹp gì hơn trước”?
- Mọi người nhận ra cuộc sống của họ không chỉ bởi sự tác động của Bê-li-cốp bên ngoài mà họ nhận ra họ cũng đang có một Bê-li-cốp. Không chỉ có một Bê-li-cốp mà còn có nhiều Bê-li-cốp. 
à Bê-li-cốp trở thành hiện thân của kiểu người trong bao và của một bộ phận trí thức Nga, thậm chí là hiện thân của nhiều con người trong nhiều thời đại
à Trở thành nhân vật điển hình.
à Hình tượng nhân vật có tính thời sự, tính nhân văn.
Theo em, nhân vật Bê-li-cốp có giống với nhân vật Xuân tóc đỏ và Chí Phèo trong văn học Việt Nam hiện đại không? Vì sao? 
 Như vậy, em hãy khái quát ý nghĩa tư tưởng, nghệ thuật của hình ảnh cái bao
Gv phát vấn thêm câu hỏi:
Nhân vật Bê-li-cốp là nhân vật mang tính chất biếm họa, hài hước. Em hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật làm nên hiệu quả thẩm mĩ đó?
Biện pháp nghệ thuật: Tô đậm những nét chính của nhân vật: Bê-li-cốp là người trong bao, gây ấn tượng con người này rất yếu đuối, tất cả đều ở trong bao.
Nhà văn gửi gắm thông điệp gì qua việc xây dựng nhân vật Bê-li-cốp?
à Thức tỉnh: Thay đổi cuộc sống, cách sống, thay đổi xã hội.
II. ĐỌC HIỂU 
1. Nhân vật Bê-li-cốp
 a. Giới thiệu nhân vật
 Xuất hiện qua lời kể của Bu-rơ-kin ( một đồng nghiệp)
+ “ Cách đây hai tháng à Gợi ấn tượng về một con người đang chết.
+ Nghề nghiệp: Giáo viên dạy tiếng Hi Lạp à Tầng lớp trí thức.
b. Chân dung
- Diện mạo, thói quen sinh hoạt:
+ Trang phục 
+ Vật dụng 
+ Thói quen
+ Không gian sống
à Bao bọc, che chắn, giấu kín 
Ê Chân dung kì quái, lập dị, tự tạo ra vỏ bọc tách biệt với cuộc đời.
- Lối sống, suy nghĩ, tư tưởng
 - Tâm trạng
Thái độ 
Sở thích 
Suy nghĩ 
à Bao giấu trong nỗi lo âu, sợ hãi đến kì quặc
ÊTính cách hèn nhát, yếu đuối, bảo thủ; máy móc; lối sống thu mình, đơn độc, bạc nhược, nghi kị. Kiểu người yếu hèn, cô độc, kì quái.
c. Cái chết của Bê – li – cốp
- Nguyên nhân: 
+ Cuộc gặp gỡ với Cô–va–len–cô à Bị xô ngã. 
+ Tiếng cười “lảnh lói” của Va-ren-ca à Sốc
+ Sâu xa: Với cách sống và nỗi sợ hãi thường trực à Cái chết tất yếu.
- Khi chết: Vẻ mặt dễ chịu, tươi tỉnh, hiền lành à Hạnh phúc thỏa mãn.
à Cái chết là một chi tiết đặc sắc.
d. Ảnh hưởng của Bê - li – cốp 
 - Khi còn sống: 
 + Cả trường học 
 + Cả thành phố 
à Đều khó chịu, né tránh, sợ hãi.
 - Khi đã qua đời: 
 + Ban đầu: Nhẹ nhàng, thoải mái 
 + Một tuần sau: Cuộc sống lại nặng nề, mệt nhọc, vô vị
à Sự ảnh hưởng nặng nề, dai dẳng.
Tóm lại:
Bê-li-cốp là hiện thân của kiểu người trong bao và cũng là điển hình cho một bộ phận trí thức Nga nửa cuối thế kỉ XIX.
Xây dựng chân dung biếm họa, hình ảnh biểu tượng, giọng văn châm biếm. 
2. Hình tượng cái bao
- Nghĩa đen: Vật dùng để bao gói đồ đạc.
- Nghĩa bóng: Tính cách và lối sống của Bê-li-cốp.
- Nghĩa biểu trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao, xã hội Nga cuối thế kỉ XIX.
à Cái bao là một sáng tạo độc đáo, có ý nghĩa sâu sắc.
3 phút 
HOẠT ĐỘNG 3
LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
- Đánh giá được chủ đề, tư tưởng.
- Đánh giá được giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 
 2. Phương án đánh giá 
- Đánh giá đồng đẳng ( HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau).
- GV nhận xét cá nhân HS trình bày; chốt lại kiến thức đúng. 
3. Phương pháp/ kĩ thuật 
 Đàm thoại gợi mở
4. Tổ chức hoạt động 
Phát vấn
Từ hình tượng nhân vật Bê-li-cốp và cái bao, em có nhận xét gì về chủ đề, tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn? 
Dự kiến HS trả lời:
- Truyện lên án, phê phán lối sống sống ích kỉ, hèn nhát, hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga ở thế kỉ XIX, lên án mạnh mẽ cả xã hội Nga chuyên chế và thức tỉnh mỗi người hãy thay đổi cách sống.
- Truyện hấp dẫn người đọc bởi nhà văn chọn ngôi kể chân thật khách quan, kết cấu truyện lồng trong truyện, giọng kể linh hoạt ( khi mỉa mai, khi bức xúc, khi thâm trầm); đặc biệt nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, xây dựng hình ảnh biểu tượng.
III. LUYỆN TẬP
1. Chủ đề, tư tưởng
 - Lên án
 - Cảnh báo 
 2. Nghệ thuật
 - Ngôi kể
 - Kết cấu
 - Giọng kể
 - Xây dựng nhân vật
 - Xây dựng biểu tượng
3 phút 
HOẠT ĐỘNG 4
VẬN DỤNG
1. Mục tiêu
- Vận dụng những kiến thức đã học để rút ra bài học cho bản thân
 2. Phương án đánh gi

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_tiet_97_nguoi_trong_bao.docx