Bài giảng Ngữ văn 10 - Văn bản: Đại cáo bình ngô

TÌM HIỂU CHUNG

Hoàn cảnh ra đời

 Sau khi quân Minh bị đánh đuổi khỏi nước ta, đầu năm 1428, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết bài cáo này để công bố trước toàn dân.

2. Thể loại

3. Nhan đề -> đây là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của quốc gia, được công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc Minh.

 

pptx 7 trang trandan 06/10/2022 3380
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 10 - Văn bản: Đại cáo bình ngô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn 10 - Văn bản: Đại cáo bình ngô

Bài giảng Ngữ văn 10 - Văn bản: Đại cáo bình ngô
 quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa 
BỐ CỤC BÀI CÁO 
Nêu luận đề chính nghĩa 
* Tư tưởng nhân nghĩa : 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, 
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. 
- Nguyễn Trãi cho rằng điều cốt yếu của nhân nghĩa là yên dân, trừ bạo . 
-> Quan niệm sâu sắc, tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. 
 Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược. 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
Xuất phát từ quan niệm của nho giáo, nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. 
P hải quan tâm đến dân, lấy dân làm gốc, không để dân bị đối xử bạo ngược ! 
Như nước Đại Việt ta từ trước, 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. 
Núi sông bờ cõi đã chia, 
Phong tục Bắc Nam cũng khác, 
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, 
Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. 
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, 
Song hào kiệt đời nào cũng có . 
Vậy nên: 
Lưu Cung tham công nên thất bại, 
Triệu tiết thích lớn phải tiêu vong. 
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô, 
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã. 
Việc xưa xem xét, 
Chứng cớ còn ghi. 
* Tư tưởng bình đẳng, tự cường dân tộc : 
Như nước Đại Việt ta... 
... Đời nào cũng có 
- Đưa ra những chân lí khẳng định nền độc lập dân tộc: 
+ Nền văn hiến lâu đời 
+ Cương vực lãnh thổ riêng 
+ Phong tục tập quán riêng 
+ Lịch sử riêng, chế độ riêng 
+ Hào kiệt đời nào cũng có 
- Đưa ra những chứng cứ lịch sử: liệt kê thắng lợi của ta, thất bại của giặc. 
Quyền 
Độc lập, 
tự chủ 
Văn hiến 
Lãnh thổ 
Phong tục 
Lịch sử 
Hào kiệt 
=> Với lối văn biền ngẫu, hệ thống từ ngữ chỉ thời gian kéo dài từ quá khứ đến hiện tại ( từ trước, đã lâu, đã chia, bao đời, ) đã khiến cho đoạn cáo có những lập luận chặt chẽ, giọng điệu hùng hồn và giàu sức thuyết phục đối với người đọc. 
Như nước Đại Việt ta từ trước 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu 
Núi sông bờ cõi đã chia 
Phong tục Bắc Nam cũng khác 
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập 
Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương 
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau 
Song hào kiệt đời nào cũng có 
Câu 1: Câu nào dưới đây không nói đúng về thể loại “cáo”? 
 A. Phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau). 
 B. Là thể loại văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. 
 C. Có tính chất hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc. 
 D. Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. 
Câu 2:  Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết trong hoàn cảnh nào? 
 A. Khi Lê Lợi lên ngôi, Nguyễn Trãi báo cáo cho dân chúng biết. 
 B. Khi cuộc khống chiến chống quân Minh đang diễn ra, Nguyễn Trãi viết bài này để khích lệ tinh thần tướng sĩ. 
 C. Khi cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo văn bản như một bản tuyên ngôn độc lập. 
 D. Khi quân Minh chuẩn bị xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi viết bài này để nhân dân chuẩn bị đối phó với giặc. 
Câu 3: Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” bao gồm mấy phần? 
 A. 4 phần. 
 B. 3 phần. 
 C. 5 phần. 
 D. 6 phần. 
Câu 4: Tác phẩm nào sau đây  không  được xem là bản “Tuyên ngôn độc lập ” của nước ta? 
 A.  “ Thập điều giáo huấn ” của Minh Mạng. 
 B.  “ Nam quốc sơn hà ” của Lý Thường Kiệt. 
 C.  “ Bình Ngô dại cáo ” của Nguyễn Trãi. 
 D.  “ Tuyên ngôn độc lập ” của Hồ Chí Minh 
Câu 5: Nội dung chủ yếu của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” là gì? 
 A. Khẳng định đất nước ta có nền văn hiến lâu đời. 
 B. Khẳng định kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định sẽ bị đánh bại. 
C . Khẳng định lãnh thổ riêng, phong tục riêng cửa nước ta, bên cạnh đó là chủ quyền và truyền thống lịch sử của nhân dân ta. 
 D. Tất cả đều đúng . 
Câu 6: Qua hai câu: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nh

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_10_van_ban_dai_cao_binh_ngo.pptx