Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 49: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

- Khái niệm

Là loại văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo tính chất, quan hệ, giá trị,. của một sự vật hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người.

- Phân loại

+ Loại chủ yếu trình bày, giới thiệu về đối tượng.

+ Loại thiên về miêu tả sự vật, hiện tượng.

I. Kết cấu của văn bản thuyết minh

1. Khái niệm về kết cấu văn bản

* Khái niệm:

 Là tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.

* Yêu cầu:

 Kết cấu văn bản phải phù hợp với mối liên hệ bên trong của các đối tượng, quan hệ giữa đối tượng với môi trường xung quanh và quá trình nhận thức của con ngời.

 

pptx 11 trang trandan 06/10/2022 3680
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 49: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 49: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 49: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
n 
1. Khái niệm về kết cấu của văn bản. 
 Thảo luận 
nhóm 
+ Nhóm 1+2: tìm hiểu văn bản 1 
 + Nhóm 3 + 4: tìm hiểu văn bản 2 
 Thời gian thảo luận: 7 phút 
 Các nhóm ghi kết quả trên phiêú học tập 
 Văn bản 1 
 Văn bản 2 
- Đối tưượng TM 
- Mục đích TM 
Các ý chính 
Cách sắp xếp các ý 
- Hội thi thổi cơm ở làng ĐV, xã... 
- Giới thiệu với ngưười đọc về nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền của người dân VN. 
- Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội. 
- Diễn biến của lễ hội (các công đoạn thổi cơm, chấm thi.) 
- ý nghĩa của lễ hội. 
- Theo trình tự thời gian (thủ tục bắt đầu -> quá trình nấu cơm -> chấm -> thi ) 
- Theo trình tự lôgic (thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của hội thi). 
- Loại bưưởi của vùng đất PT ở Hà Tĩnh 
- Giới thiệu với ngưười đọc về sản vật ngon của một vùng đất. 
- Hình dáng bên ngoài của BPT 
- Hưương vị đặc sắc của BPT. 
- Sự hấp dẫn và bổ dưưỡng của BPT. 
- Danh tiếng của BPT. 
- Theo trình tự không gian (từ ngoài vào trong). 
- Theo trình tự lôgic (đẹp, ngon -> hấp dẫn, bổ dưưỡng -> nổi tiếng) (nhân - quả) 
b. Kết luận 
 Khi viết bài văn thuyết minh, có thể lựa chọn nhiều hình thức kết cấu khác nhau: 
- Theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển. 
- Theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên - bên dưưới , bên trong – bên ngoài, trình tự quan sát) 
- Theo trình tự lôgic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nhân - quả, chung – riêng, liệt kê các mặt, các phưương diện) 
- Theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau. 
II. Luyện tập 
* Bài 1 – Cách thuyết minh bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão. 
- Giới thiệu chung về bài thơ: tác giả, thể loại, nội dung chính 
- Thuyết minh về giá trị nội dung của bài thơ: 
 + Hào khí, sức mạnh của quân đội thời Trần (hai câu đầu) 
 + Chí làm trai theo tinh thần Nho giáo (hai câu cuối). 
- Thuyết minh về giá trị nghệ thuật của bài thơ: 
 + Sự cô đọng, đạt tới độ súc tích cao. 
 + Tính kì vĩ về thời gian, không gian, con ngưười . 
=> Kết cấu theo trình tự lôgic 
TèM TềI – MỞ RỘNG 
LỒNG TIẾNG CHO ĐOẠN VIDEO SAU 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_49_cac_hinh_thuc_ket_cau_cua_v.pptx