Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 76+77+78: Trao duyên

Mục tiêu bài học:
- Hiểu được diễn biến tâm trạng đầy mâu thuẫn, phức tạp, bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên. Qua đó, thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của nhân vật: đức hi sinh, lòng vị tha.
-Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: độc thoại nội tâm, phân tích tâm lí bậc thầy, kết hợp ngôn ngữ dân gian và bác học đặc sắc.
-Rèn kĩ năng đọc thơ trữ tình, thể lục bát, diễn xuôi và phân tích tâm lí nhân vật trong thơ trữ tình.

pptx 8 trang trandan 06/10/2022 3921
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 76+77+78: Trao duyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 76+77+78: Trao duyên

Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 76+77+78: Trao duyên
 Thúy Kiều trao kỷ vật và dặn dò em. 
+ 8 câu thơ cuối (749-756): Thúy Kiều đau đớn khi nghĩ đến Kim Trọng. 
II. Đọc – hiểu văn bản 
2. Đọc – hiểu chi tiết 
a. Thúy Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân (12 câu thơ đầu) 
 Cậy em em có chịu lời 
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa . 
So sánh 
Nhờ em em có nhận lời 
- Ngôn ngữ bất thường: 
+ Cậy : cũng là “nhờ” nhưng mang hàm ý gửi gắm, tin tưởng, trông mong, tha thiết. 
+ Chịu : cũng là “nhận” nhưng có cả thái độ nài ép của người nhờ, miễn cưỡng, không nhận không được của người nhận . 
=> Sự thấu hiểu của Kiều đối với tình cảnh hiện tại của mình và hoàn cảnh của Vân. 
II. Đọc – hiểu văn bản 
2. Đọc – hiểu chi tiết 
a. Thúy Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân (12 câu thơ đầu) 
 Cậy em em có chịu lời 
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa . 
- Hành động bất thường: 
+ Lạy 
+ Thưa 
=> Tạo được tâm thế để Kiều bắt đầu trao duyên cho em 
Bất thường: thứ bậc gia đình 
Bình thường: người mang ơn, người làm ơn 
hành động của người mang ơn, thái độ biết ơn 
Tầm quan trọng của câu chuyện mà Kiều sắp “thưa” cùng Vân 
II. Đọc – hiểu văn bản 
2. Đọc – hiểu chi tiết 
a. Thúy Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân (12 câu thơ đầu) 
Giữa đường đứt gánh tương tư 
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em 
Kể từ khi gặp chàng Kim 
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề 
- Tình cảnh hiện tại của Kiều: dang dở, nhỡ nhàng => đáng thương, đáng được cảm thông. 
Giữa đường đứt gánh 
Kể từ khi gặp chàng Kim 
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề 
-Nhắc lại ngắn gọn mối tình với Kim Trọng => tình yêu sâu nặng, nhắc lại trong niềm thổn thức (phép điệp) 
-Kiều hiểu được sự thiệt thòi của Vân khi nhận “mối tơ thừa” từ chị. 
-Kiều để vân tự định liệu 
Keo loan 
mối tơ thừa 
II. Đọc – hiểu văn bản 
2. Đọc – hiểu chi tiết 
a. Thúy Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân (12 câu thơ đầu) 
Sự đâu sóng gió bất kì 
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai 
sóng gió bất kì 
-Kiều nhắc tới hoàn cảnh gia đình: gia biến ập đến => Thúy Vân hiểu, chứng kiến 
Hiếu tình 
-Nhắc tới sự khó khăn trong lựa chọn của mình: chữ “hiếu” và chữ “tình” => Kiều buộc phải hi sinh chữ “tình” để đền đáp chữ “hiếu” 
 => sự hi sinh của Kiều Vân biết 
=> Kiều khơi gợi được sự đồng cảm, thấu hiểu từ Vân => thuyết phục được Vân nhận “mối tơ thừa” từ mình 
II. Đọc – hiểu văn bản 
2. Đọc – hiểu chi tiết 
a. Thúy Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân (12 câu thơ đầu) 
Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong những câu thơ vừa tìm hiểu. 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_767778_trao_duyen.pptx