Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 - Chuyên đề: Văn bản nhật dụng - Nguyễn Thị Thu

1, Tác giả:

- Nguyễn Khắc Viện: ông sinh năm 1913, mất năm 1997

- Quê quán: làng Gôi Vị, nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

 + Là bác sĩ nhi khoa, một nhà nghiên cứu văn hóa và tâm lí- y học

 + Năm 1937, ông sang Pháp học tại Đại học Y khoa Pari, nhưng mắc bệnh lao nên phải điều trị

 + Năm 1947 ông hồi phục và trở lại Pari, ông là cầu nối quảng bá văn hóa Việt Namra thế giới.

 + Năm 1997, Nhà nước Việt Nam trao tặng cho ông Huân chương Độc lập hạng nhất

 + Những tác phẩm tiêu biểu: Lịch sử Việt Nam, Kinh nghiệm Việt Nam, Truyện Kiều (dịch ra tiếng Pháp)

- Phong cách sáng tác: Ông thường xuyên viết những tác phẩm giới thiệu về Việt Nam, phê phán chủ nghĩa thực dân.

 

doc 19 trang trandan 10/10/2022 2100
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 - Chuyên đề: Văn bản nhật dụng - Nguyễn Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 - Chuyên đề: Văn bản nhật dụng - Nguyễn Thị Thu

Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 - Chuyên đề: Văn bản nhật dụng - Nguyễn Thị Thu
 Hà Nội, 1992)
b. Kiểu văn bản: Nhật dụng. 
c. Bố cục: 
- Phần 1: (Từ đầu đến “nặng hơn cả AIDS”): nêu lên vấn đề và sự nghiêm trọng của vấn đề: nạn nghiện thuốc lá
- Phần 2: (Từ tiếp đến “con đường phạm pháp”): Tác hại của thuốc lá
- Phần 3: Còn lại: Lời kêu gọi chống thuốc lá
d. Giá trị nghệ thuật: Cách lập luận vô cùng chặt chẽ, cụ thể thuyết phục với lối văn viết giàu nhiệt huyết đã tạo nên hiệu quả cho văn bản.
e. Giá trị nội dung:   Văn bản đề cập tới nạn nghiện thuốc lá: Với những phân tích thấu đáo, tác giả đã chỉ ra nhiều tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tín mạng mỗi người. Nghiện thuốc lá còn ghê gớm hơn cả ôn dịch, muốn chống lại nó chúng ta phải quyết tâm bảo và có những biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch tài liệu Thu Nguyễn
II, LUYỆN TẬP
A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn, hàng chiệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người hầu như đã diệt trừ được những dịch khủng khiếp ấy. Nhưng vào cuối thế kỉ này lại xuất hiện ôn dịch khác.
 Cả thế giới đang đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải pháp, thì nhiều nhà bác học sau mấy chục năm và hơn năm vạn công trình nghiên cứu đã lớn tiếng báo động:
 Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”.
 Hẳn rằng người hút thuốc lá không lăn đùng ra chết, không say bê bết như người uống rượu. tài liệu Thu Nguyễn
 Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc, thấm vào cơ thể. Nạn nhân đầu tiên là những lông rung của những tế bào niêm mạc ở vòm họng, ở phế quản, ở nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt. Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản.
 (Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục - 2015, tr.118, 119).
Câu 1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt của văn bản đó là gì?
Câu 2. Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản?
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn trên?
Câu 5. Phân tích cấu trúc ngữ pháp và xác định kiểu câu sau:
 Các lông mao này có chức năng quét dọn bụi bặm và các vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi; khi các lông mao ngừng hoạt động, bụi và vi khuẩn không được đẩy ra ngoài, tích tụ lại gây ho hen và sau nhiều năm gây viêm phế quản. tài liệu Thu Nguyễn
Câu 6. Dựa vào đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 12 câu làm rõ những tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người. Đoạn văn sử dụng câu ghép và trợ từ (gạch chân, chú thích)
Câu 7. Em hãy đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để loại bỏ thuốc lá trong cộng đồng, đặc biệt là trong trường học ở nước ta.
B, DẠNG ĐỀ LÀM VĂN
Đề bài: Phân tích văn bản Ôn dịch thuốc lá
Lập dàn ý:
I. Mở bài
- Vài nét về vấn nạn xã hội hiện nay: Xã hội ngày nay tồn tại nhiều vấn nạn nghiêm trọng, đáng báo động
- Một trong số những vấn nạn đó chính là “ôn dịch thuốc lá”, vấn nạn này đã được phản ánh rõ nét trong tác phẩm Ôn dịch, Thuốc lá của tác giả Nguyễn Khắc Viện
II. Thân bài
1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá thuốc lá
- Những ôn dịch mới xuất hiện vào đầu thế kỉ: dịch hạch, thổ tả, AIDS, thuốc lá.
   + Ôn dịch thuốc lá đe doạ sức khoẻ và tính mạng của loài người còn nặng hơn cả AIDS.
⇒ Sử dụng từ ngữ thông dụng của ngành y tế, phép so sánh ⇒ Thông báo ngắn gọn, chính xác nạn dịch thuốc lá và nhấn mạnh hiểm hoạ của nạn dịch này
2. Tác hại của thuốc lá
a. Ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
- Dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc khi nói về sự nguy hiểm của thuốc lá: So sánh thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm đánh phá
- Hút thuốc lá có hại cho cơ thể, cho sức khoẻ người hút một cách từ từ, chắc chắn. tài liệu Thu Nguyễn
- ...cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”.
 Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái. Nhà thông thái nọ có một cô con gái rất đẹp. Đến tuổi cập kê, cô gái cần tuyển một đấng phu quân. Rất nhiều chàng trai đến dự thi. Được làm rể nhà thông thái là điều vô cùng hấp dẫn, nhất là đối với con cái của những nhà giàu có. Nhà thông thái đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Ông yêu cầu các chàng trai thực hiện theo điều kiện sau: đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất; ô thứ hai đặt hai hạt thóc; và các ô tiếp theo số thóc cứ thế nhân đôi. Ai đủ số thóc theo yêu cầu của bài toán thì sẽ là chồng cô gái. Ban đầu ai cũng tưởng có gì mà không đủ. Nhưng rồi kết cục không chàng trai nào đủ thóc để lấy được cô gái. Số thóc được tính ra theo bài toán cấp số nhân ấy, nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt trái đất này. Một con số kinh khủng biết nhường nào!
 [] Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ có diện tích bằng một hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt. Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
 (Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục - 2015, tr.130).
Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? Văn bản đó thuộc kiểu văn bản gì?
Câu 2. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra”?
Câu 3. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?
Câu 4. Văn bản giúp em nhận thức gì về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình? Theo em, con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì?
Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 15 câu theo phương thức Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp trình bày hiểu biết của em về thực trạng dân số Việt Nam hiện nay và hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh. Đoạn văn sử dụng câu ghép và thán từ (gạch chân, chú thích). tài liệu Thu Nguyễn
Câu 6. Em hiểu gì về mong muốn của tác giả ở cuối đoạn trích? Theo em, những điều nhà văn muốn đề cập đến nay còn có giá trị nữa không? Vì sao?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm về trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng “sáng mắt ra”.
 Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kén rể của nhà thông thái. Nhà thông thái nọ có một cô con gái rất đẹp. Đến tuổi cập kê, cô gái cần tuyển một đấng phu quân. Rất nhiều chàng trai đến dự thi. Được làm rể nhà thông thái là điều vô cùng hấp dẫn, nhất là đối với con cái của những nhà giàu có. Nhà thông thái đưa ra một bàn cờ tướng gồm 64 ô. Ông yêu cầu các chàng trai thực hiện theo điều kiện sau: đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất; ô thứ hai đặt hai hạt thóc; và các ô tiếp theo số thóc cứ thế nhân đôi. Ai đủ số thóc theo yêu cầu của bài toán thì sẽ là chồng cô gái. Ban đầu ai cũng tưởng có gì mà không đủ. Nhưng rồi kết cục không chàng trai nào đủ thóc để lấy được cô gái. Số thóc được tính ra theo bài toán cấp số nhân ấy, nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt trái đất này. Một con số kinh khủng biết nhường nào!
 [] Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ có diện tích bằng một hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt. Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
 (Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục - 2015, tr.130).
Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? Văn bản đó thuộc kiểu văn bản gì?
Câu 2. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra”?
Câu 3. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò và ý nghĩa thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?
Câu 4. Văn bản giúp em nhận thức gì về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình? Theo em, con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là gì?
Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 15 câu theo phương thức Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp trình bày hiểu biết của em về thực trạng dân số Việt Nam hiện nay và hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh. Đoạn văn sử dụng câu ghép và thán từ (gạch chân, chú thích). tài liệu Thu Nguyễn
Câu 6. Em hiểu gì về mong muốn của tác giả ở cuối đoạn trích? Theo em, những điều nhà văn muốn đề cập đến nay còn có giá trị nữa không? Vì sao?
-----------------------------------
B, DẠNG ĐỀ LÀM VĂN
Đề bài: Phân tích văn bản “Bài toán dân số”
Lập dàn ý:
I. Mở bài
- Khẳng định vấn đề dân số là vấn đề quan trọng hàng đầu trong các vấn đề toàn cầu
- Khái quát về văn bản Bài toán dân số: là văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại đó là vấn đề dân số th...ởng đến các tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
(Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục -2015, tr.105).
Câu 1: Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2: Tìm các từ sắp xếp thành một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó?
Câu 3: Nêu nội dung của đoạn trích?
Câu 4: Hãy giải thích từ “ dị tật bẩm sinh”?
Câu 5: Theo em, nguyên nhân cơ bản nào làm cho việc sử dụng bao bì ni lông gây hại tới môi trường?
Câu 6: Ở địa phương em, trường em đã triển khai và thực hiện nội dung được đề cập trong đoạn văn như thế nào?
Gợi ý:
Câu 1: 
- Kiểu văn bản: Nhật dụng.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận trình bày dưới dạng thuyết minh.
Câu 2: Trường từ vựng về bệnh tật: ung thư phổi, ngộ độc, ngất, khó thở, nôn ra máu, dị tật bẩm sinh.
Câu 3: Đoạn trích nêu lên tác hại của bao bì ni lông đối với con người và môi trường.
Câu 4: “ dị tật bẩm sinh”: hiện tượng bất thường về hình dạng của bộ phận nào đó trong cơ thể( dị tật) đã có khi sinh ra( bẩm sinh)
Câu 5: Nguyên nhân cơ bản đó là do ý thức của con người( sử dụng chỉ một lần) làm cho việc sử dụng bao bì ni lông gây hại tới môi trường.
Câu 6: Ở địa phương em, trường em đã triển khai và thực hiện nội dung được đề cập trong đoạn văn như sau:
- Bỏ rác đúng nơi qui định.
- Dọn vệ sinh đường thôn, ngõ xóm.
- Hạn chế dung bao bì ni lông.
- Thay thế bằng các nguyên liệu như lá chuối, lá sen, làn....
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Đọc đọan văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Vì vậy chúng ta cần phải:
- Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cùng nhau giảm thiểu chất thải ni lông bằng cách giặt khô để dùng lại.
- 
- 
-
.....................................................................đối với môi trường.”
(Ngữ văn 8, tập Một, NXB Giáo dục -2015, tr.105).
Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?
Câu 3: Trong đoạn trích tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu gì?
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 20 dòng nêu suy nghĩ của em về giải pháp bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
Câu 1: 
- Đoạn trích trên trích trong văn bản “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000”
- Kiểu văn bản: Nhật dụng.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận trình bày dưới dạng thuyết minh.
Câu 2: Nội dung chính : Nêu biện pháp giảm thiểu túi ni lông ra môi trường.
Câu 3: Trong đoạn trích tác giả chủ yếu sử dụng kiểu câu cầu khiến.
Câu 4: Hướng dẫn:
- Vấn đề cần nghị luận: ô nhiễm môi trường.
- Dạng đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống/xã hội.
- Về kỹ năng và hình thức: Đoạn văn có dung lượng khoảng 150 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ
- Về nội dung: Để viết đạt yêu cầu, học sinh cần giải thích được “ô nhiễm môi trường” là gì và nêu được biểu hiện, thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Đồng thời phân tích, chứng minh làm rõ nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường (đối với cuộc sống của mỗi con người, xã hội, kinh tế, chính trị) rồi tiến đến đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề, để từ đó rút ra bài học cho bản thân.
Phương thức 
a. Giải thích vấn đề
- Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người.
- Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại gây tác hại xấu đến cuộc sống con người.
b. Thực trạng
- Môi trường không khí: các nhà máy, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác, đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, 
- Ô nhiễm môi trường nước: nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải, sự cố tràn dầu,khiến cho số lượng nước sạch ngày càng khan hiếm.
- Ô nhiễm môi trường đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, nhiễm chì, nhiễm độc do rác thải, thuốc trừ sâu, 
c. Nguyên nhân:
+ Vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường,
+ Ý thức của người dân còn kém: vô trách nhiệm, chặt phá rừng, xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được.
+ Sự quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo.
d. Hậu quả:
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người (bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở; khoảng 14.000 cái chết mỗi ngày do ô nhiễm nguồn nước)
+ Cạn kiệt tài nguyên sinh vật, thiếu nước sinh hoạt, mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.
+ Ảnh hưởng đến các nguồn lợi kinh tế, nông nghiệp, du lịch, ...
e. Giải pháp
- Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xứ lý những doạnh nghiệp cá nhân vi phạm.
- Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người
- Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm...
B, DẠNG ĐỀ LÀM VĂN
Đề bài: Phân tích văn bản “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”
Lập 

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_1_mon_ngu_van_8_chuyen_de_van_ban_nha.doc