Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)

 Câu 2 (0,5 điểm): Trong văn bản, cuộc sống gian lao, vất vả, khó nhọc của người mẹ được diễn tả qua những từ ngữ nào?

 Câu 3 (1,0 điểm): Theo anh (chị), hai câu thơ cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con?

 Câu 4 (1,0 điểm): Anh (chị) có đồng tình với ý kiến tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng luôn nâng đỡ con người trong cuộc sống hay không? Vì sao?

 

doc 3 trang trandan 4660
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)
t lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
 (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
 ------------------ HẾT----------------
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2020 – 2021
 MÔN: NGỮ VĂN 10
 Thời gian làm bài: 90 phút. 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I. 
ĐỌC HIỂU
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
1
Thể thơ: lục bát.
0,5
2
Cuộc sống gian lao, vất vả, khó nhọc của người mẹ được diễn tả qua các từ ngữ: nhà dột, gió lùa bốn bên, những đêm trắng trời. (hs nêu được 1 cụm từ: 0,25; nêu được 2 cụm từ: 0,50)
0,5
3
Nỗi niềm của người con trong hai câu thơ cuối:
- Thương mẹ, xót xa vì mẹ phải chịu nhiều cơ cực, thiếu thốn.
- Sự day dứt, ân hận vì bản thân xông pha, gánh vác được nhiệm vụ to lớn mà không lo được cho mẹ cuộc sống đầy đủ, an yên lúc tuổi già.
1,0
4
- Học sinh bày tỏ thái độ đồng tình, không đồng tình hay đồng tình một phần với ý kiến nêu trong đề. 
- Học sinh lý giải hợp lý, không trái với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. Gợi ý:
+ Đồng tình: 
. Sự yêu thương, chăm sóc của mẹ dành cho người con sẽ tạo điều kiện, trở thành nguồn động lực, chỗ dựa để người con phấn đấu trên chặng đường đời. 
. Tình cảm thương yêu dành cho mẹ sẽ giúp người con phấn đấu, hướng về và có sức mạnh vượt qua bao gian khó của cuộc đời. 
+ Không đồng tình: vì nhiều người không may mắn được hưởng tình mẫu tử nhưng họ vẫn vươn lên trong cuộc sống và đạt được thành công. Ngoài tình mẫu tử còn có những yếu tố, tình cảm khác nâng đỡ con người trong cuộc sống.
+ Đồng tình một phần: kết hợp cả hai ý trên.
* Lưu ý: nếu học sinh có ý phê phán thì khuyến khích điểm cho các em.
0,25
0,75
II. LÀM VĂN
 Cảm nhận về đoạn thơ 16 câu sau trong đoạn trích Trao duyên (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).
a- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề, thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau và làm rõ được vấn đề, kết bài khái quát, đánh giá được vấn đề.
0,5
b- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ trích.
0,5
c- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ các luận điểm:
* Giới thiệu được vấn đề: tác giả, tác phẩm, đoạn thơ trích.
0,5
* Khái quát:
 - Nguyên nhân Kiều phải trao duyên cho em.
 - Phần đầu đoạn trích “Trao duyên”: Kiều ngỏ lời, thuyết phục để trao duyên cho Thúy Vân với lời lẽ sắc sảo, tinh tế. Kiều trao kỉ vật cho em với nỗi đau xé lòng.
* Phân tích, chứng minh những nét đặc sắc của đoạn thơ trích:
- Nội dung:
+ 8 câu đầu: Kiều dặn dò em, hình dung về tương lai mai sau với bao dự cảm về sự đau thương bất hạnh. Trong đau thương vẫn toát lên mong mỏi được đền đáp ân tình với Kim Trọng - “đền nghì trúc mai”
+ 8 câu cuối: Kiều nghĩ về tình duyên lỡ làng, nuối tiếc quá khứ “muôn vàn ái ân”; đau đớn, đay nghiến thân phận “bạc như vôi”, cam chịu kiếp tình duyên dang dở; nhận lỗi về mình và tạ lỗi cùng Kim Trọng.
- Nghệ thuật: Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát dân dã với cách ngắt nhịp linh hoạt, từ ngữ tinh tế, chọn lọc, hình ảnh ước lệ “bồ liễu”, “trúc mai”, nhiều hình ảnh cùng trường nghĩa mang tính tượng trưng “hồn”, “nát thân bồ liễu”, “dạ đài”, “người thác oan”, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, biện pháp so sánh, điệp từ... 
* Đánh giá, mở rộng:
+ Đoạn thơ đã khắc họa rõ nét tâm trạng đầy bi kịch của Kiều sau khi trao kỉ vật cho em. Qua đó nhấn mạnh bi kịch của Ki

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2020_2.doc