Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Câu 1 (0,75 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,75 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong hai câu thơ:

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em, người con gái anh hùng!

Câu 3 (1,0 điểm): Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái của câu thơ: Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông

 

docx 5 trang trandan 13860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
tu từ chính được sử dụng trong hai câu thơ:
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!
Câu 3 (1,0 điểm): Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái của câu thơ: Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Câu 4 (0,5 điểm): Thông điệp của tác giả từ đoạn thơ trên.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): 
	Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.
-------------Hết------------
KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, lớp 11
(Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Thể thơ: tự do
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng thể thơ: không cho điểm.
0,75
2
Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong hai câu thơ là: Liệt kê
 Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng biện pháp tu từ: không cho điểm.
0,75
3
- Nghĩa sự việc: Miêu tả ánh mắt của nhân vật em nhìn như chớp lửa đêm giông.
- Nghĩa tình thái: 
+ Ánh mắt căm thù giặc sục sôi
+ Thái độ tình cảm của tác giả: Ngợi ca, tự hào.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời nghĩa sự việc và nghĩa tình thái của câu thơ như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được nghĩa sự việc và một phần nghĩa tình thái của câu thơ hoặc nghĩa tình thái và một phần nghĩa sự việc của câu: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được nghĩa sự việc hoặc nghĩa tình thái của câu:0,5 điểm.
- Học sinh trả lời được một phần nghĩa sự việc hoặc nghĩa tình thái của câu: 0,25.
1,0
4
Học sinh trả lời được thông điệp của Tố Hữu từ đoạn thơ:
- Ca ngợi vẻ đẹp của người con gái Việt Nam
- Tinh thần lạc quan cách mạng
- Luôn trung thành với Tổ quốc
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trả lời được hai đến ba ý: 0,5
- Học sinh trả lời được một đến hai ý: 0,25
0,5
II
LÀM VĂN
1
Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
 Tinh thần lạc quan trong cuộc sống
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
Lạc quan là thái độ sống tích cực, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra. Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người, giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc. Tinh thần lạc quan được thể hiện qua cách sông vui vẻ, yêu đời, bình tĩnh dù có chuyện gì xảy ra. Một số tấm gương về tinh thần lạc quan (Hồ Chí Minh, Nick Vujicic
Hướng dẫn chấm: 
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,75
d. Chính tả, ngữ pháp 
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới m

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020_2.docx