Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. Xác định nhân vật giao tiếp trong văn bản trên.

Câu 3. Trong văn bản, người con được giới thiệu như thế nào?

Câu 4. Theo anh/chị, câu trả lời của người con ở cuối văn bản có ý nghĩa gì?

Câu 5. Thói xấu của người con trong văn bản trên khiến anh/chị liên tưởng tới câu tục ngữ nào? Vì sao?

 

doc 5 trang trandan 5320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)

Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)
hiến anh/chị liên tưởng tới câu tục ngữ nào? Vì sao?
Câu 6. Từ văn bản trên, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân? 
LÀM VĂN (6,0 điểm)
Ngày nào bà lão cũng đi chợ vắng. Từ trong quả thị chui ra một cô gái thân hình bé nhỏ như ngón tay nhưng chỉ trong chớp mắt đã biến thành Tấm. Tấm vừa bước ra đã cầm lấy chổi quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi đi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh giúp bà hàng nước. Đoạn Tấm lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào vỏ quả thị. Lần nào đi chợ về, bà lão cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm ngon canh ngọt sẵn sàng thì lấy làm lạ.
Một hôm bà hàng nước giả vờ đi chợ, đến nửa đường lại lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Trong khi đó, Tấm từ quả thị chui ra rồi cũng làm các việc như mọi lần. Bà lão rón rén lại, nhìn vào các khe cửa. Khi thấy một cô gái xinh đẹp thì bà mừng quá, bất thình lình xô cửa vào ôm choàng lấy Tấm, đoạn xé vụn vỏ thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước, hai người thương yêu nhau như hai mẹ con. Hàng ngày Tấm giúp bà lão các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng.
Một hôm vua đi chơi ra khỏi hoàng cung. Thấy có quán nước bên đường sạch sẽ bèn ghé vào. Bà lão mang trầu nước dâng lên vua. Thấy trầu têm cánh phượng, vua sực nhớ tới trầu vợ mình têm ngày trước cũng y như vậy, liền phán hỏi:
- Trầu này ai têm?
- Trầu này con gái già têm - Bà lão đáp.
- Con gái của bà đâu, gọi ra đây cho ta xem mặt.
Bà lão gọi Tấm ra, Tấm vừa xuất hiện, vua nhận ra ngay vợ mình ngày trước, có phần trẻ đẹp hơn xưa. Vua mừng quá, bảo bà hàng nước kể lại sự tình, rồi truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung.
(Trích SGK Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục, 2015, tr.71)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tấm trong đoạn trích trên.
---HẾT---
KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, lớp 10
(Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm .... trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4,0
1
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng thể thơ: không cho điểm.
0,5
2
Nhân vật giao tiếp trong văn bản trên là: ông thầy bói và người con.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng các nhân vật giao tiếp: không cho điểm
0,5
3
- Trong văn bản, người con được giới thiệu: đã hai mươi tuổi nhưng lười, không biết nghề gì làm ăn, chỉ nhờ vào bố.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án/Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng thể hiện đúng đặc điểm nhân vật (0,5 điểm)
- Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm
0,5
4
Câu trả lời của người con ở cuối văn bản có ý nghĩa:
- Bộc lộ bản chất lười biếng, ỷ lại của người con; thái độ phê phán của tác giả.
- Là yếu tố gây cười, tạo kết thúc bất ngờ cho văn bản
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trả lời như đáp án/Học sinh có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đảm bảo các yêu cầu trên: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời 01 trong 02 ý trên: 0,5 điểm
0,75
5
- Thói xấu của người con trong văn bản trên khiến liên tưởng tới câu tục ngữ, có thể là: há miệng chờ sung; lười như hủi; tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ, ôm cây đợi thỏ; ăn không ngồi rồi
- Học sinh chỉ ra được sự tương đồng giữa thói xấu của người con trong văn bản và thói xấu được nhắc đến trong câu tục ngữ đã lựa chọn (thói ỷ lại, lười biếng).
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh chọn đúng 01 câu tục ngữ nói về thói lười biếng; chỉ ra được sự tương đồng: 0,75 điểm
- Học sinh trả lời 01 trong 02 ý trên: 0,5 điểm
0,75
6
- Học sinh rút ra 01 bài học cho bản thân phù hợp với ý nghĩa được gợi ra từ văn bản.
Hướng dẫn chấm: 
- Trình bày thuyết phục: 1,0 điểm.
- Trình bày chung chung: 0,5 điểm-0,75 điểm.
- Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm.
1,0
II
LÀM VĂN
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Tấm trong đoạn trích.
6,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nhân vật Tấm trong đoạn trích

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020_20.doc