Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021

Câu 1.(0,75) Xác định hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 2.(0,75) Nhân vật trữ tình xuất hiện trong thời gian nào? Làm việc gì? Ở đâu?

Câu 3.(1,0) Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ sau?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu

 

docx 7 trang trandan 06/10/2022 4040
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021
hiện trong thời gian nào? Làm việc gì? Ở đâu?
Câu 3.(1,0) Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ sau?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Câu 4.(0,5) Tác giả xưng hô với ông đồ bằng những từ ngữ nào? Nêu nhận xét của anh/chị về ý nghĩa cách dùng các từ đó? 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận.
 ...Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
 	(Trích Tràng giang, sgk tập 2, NXBGD, tr.29)
-------------------Hết--------------------
TỔ NGỮ VĂN
 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
 NĂM HỌC: 2020- 2021
 Môn: Ngữ văn, lớp 11
 Thời gian làm bài : 90 phút, 
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Nhân vật trữ tình trong bài thơ: ông đồ.
0,75
2
Nhân vật trữ tình xuất hiện khi mùa xuân về, tết sắp đến. Ông đồ viết câu đối, cho chữ. Ở hè phố nơi có đông người qua lại.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm
- Trả lời được 1/2 yêu cầu trong Đáp án: 0,5 điểm
Lưu ý: Học sinh trích dẫn nguyên văn những câu thơ nói về nhân vật trữ tình vẫn cho điểm tối đa
0,75
3
-Vì không có người thuê viết, những tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy chẳng ai thèm để ý nên cũng ủ ê, màu đỏ của nó trở nên nhạt nhoà không thắm lên được. 
- Nghiên mực cũng lặng lẽ, đọng lại như giọt lệ khóc với nỗi sầu khôn tả. Nỗi buồn từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm
- Trả lời được 1 ý trong Đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời được 1 phần của ý 1 hoặc ý 2 trong Đáp án: 0,25 điểm
Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.
1,0
4
- Ông đồ già, ông đồ xưa
- Chữ già được thay bằng chữ xưa. Ông đồ đã thành quá khứ, và có thể đã ra người thiên cổ. Nhà thơ tiếc nuối, hoài cổ
Hướng dẫn chấm: 
- Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Trả lời được ½ yêu cầu trong Đáp án: 0,25 điểm
0,5
II
LÀM VĂN
7,0
1
Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân- hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
 Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể trình bày theo các hướng sau:
* Giải thích:
Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.
* Phân tích, chứng minh ý nghĩa của việc sống bản lĩnh:
+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.
+ Người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới.
* Bình luận, mở rộng
+ Là học sinh, bản lĩnh là khi cương quyết không để cho bản thân quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, tự giác thừa nhận và sửa sai.
* Bài học nhận thức và hành động
 Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã..., mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng 

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_2_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020_20.docx