Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Khối 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm)

Câu 2. Theo đoạn trích, trong các trách nhiệm thì trách nhiệm nào được xem là cao cả và nặng nề nhất? (0.5 điểm)

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết “sống dấn thân” là sống như thế nào? (1.0 điểm)

 

docx 5 trang trandan 8700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Khối 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Khối 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Khối 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
bại.
          Hãy sống dấn thân và thực hiện những mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng quan trọng hơn, hãy sống với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chỉ với gia đình, công việc mà còn với chính bản thân. Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình. Bạn nên hiểu rằng, tiền bạc hay địa vị không phải là thứ có thể mang đến một cuộc sống hạnh phúc đích thực. Chỉ có những quyết định mang tính trách nhiệm mới có thể giúp bạn có được cuộc sống như bạn khao khát.
(Trích Không gì là không thể – George Matthew Adams, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2019, Tr.103, 104)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.5 điểm)
Câu 2. Theo đoạn trích, trong các trách nhiệm thì trách nhiệm nào được xem là cao cả và nặng nề nhất? (0.5 điểm)
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết “sống dấn thân” là sống như thế nào? (1.0 điểm)
Câu 4. Lời khuyên “Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị? (1.0 điểm)
Phần II: Làm Văn (7 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
          Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bàn về ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
(Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, tr.109 – 111, NXB Giáo Dục – 2008)
.............................Hết.............................
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2021-2022
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
(Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh không trả lời đúng phương thức “nghị luận”: không cho điểm
0,75
2
Theo đoạn trích, trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- Nếu HS không trích dẫn câu văn trong đoạn trích và diễn đạt theo ý hiểu của mình tuy nhiên vẫn làm nổi bật “trách nhiệm với bản thân là trách nhiệm cao cả và nặng nề” vẫn cho 0,75 điểm.
0,75
3
– Dựa vào đoạn trích, “sống dấn thân” là sống: 
+ Nỗ lực hết mình để hoàn thành sứ mệnh
+ Sống có trách nhiệm, sống năng động, không ngại khó khăn gian khổ, không sợ thất bại.
+ “Sống dấn thân”  phải gắn liền với ước mơ khát vọng thực tế của bản thân.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trả lời được 3 ý: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,5 điểm.
1,0
4
Học sinh rút ra lời khuyên có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Có thể theo gợi ý sau:
Làm việc gì cũng cần phải biết cố gắng, biết nỗ lực, siêng năng chăm chỉ, miệt mài lao động. Hơn nữa cần phải chịu trách nhiệm với lời nói, hành động của mình, phải sống có uy tín và gắn liền chữ tín với công việc.
Hướng dẫn chấm: 
-Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm.
0,5
II
LÀM VĂN
7,0
1
Viết đoạn văn bàn về ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ Ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm. Có thể theo hướng sau:
- Sống có trách nhiệm là lối sống cao đẹp, thể hiện nhân cách cao cả, hướng đến người khác. Đó 

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_khoi_12_nam_hoc_2021_2.docx