Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Quang Lan (Có đáp án và thang điểm)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ?

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính là gì?

Câu 3. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì? Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”là gì ?

 

docx 14 trang trandan 06/10/2022 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Quang Lan (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Quang Lan (Có đáp án và thang điểm)

Đề kiểm tra giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Quang Lan (Có đáp án và thang điểm)
thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
1
ĐỌC HIỂU 
 Nghị luận hiện đại
(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
Nhận biết:
- Xác định được phong cách ngôn ngữ của văn bản. (Câu 1)
- Xác định được phương thức biểu đạt.(Câu 2)
Thông hiểu:
- Hiểu được đặc sắc về nội dung của văn bản/đoạn trích: chủ đề, tư tưởng, vấn đề nghị luận... (Câu 3)
Vận dụng: 
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ.
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.
(Câu 4)
2
1
1
0
4
2
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (Khoảng 150 chữ)
 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Nhận biết:
- Xác định được tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.
 Thông hiểu: 
- Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí.
 Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng, đạo lí.
 Vận dụng cao:
- Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
1
3
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
- Tây Tiến của Quang Dũng
- Việt Bắc (trích) của Tố Hữu
Nhận biết:
- Xác định được kiểu bài nghị luận; vấn đề cần nghị luận.
- Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ.
- Nêu được nội dung cảm hứng, hình tượng nhân vật trữ tình, đặc điểm nghệ thuật,... của bài thơ/đoạn thơ.
Thông hiểu:
- Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ/đoạn thơ theo yêu cầu của đề bài: hình ảnh hai cuộc kháng chiến và những tình cảm yêu nước thiết tha, những suy nghĩ và cảm xúc riêng tư trong sáng; tính dân tộc và những tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh,...
- Lí giải một số đặc điểm cơ bản của thơ Việt Nam 1945 - 1975 được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ.
Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; vị trí và đóng góp của tác giả.
Vận dụng cao:
- So sánh với các bài thơ khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.
1
Tổng
6
Tỉ lệ % 
40
30
20
10
100
Tỉ lệ chung
70
30
100
SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT QUAN LAN
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022
Môn: Ngữ văn – Khối 12
Thời gian làm bài : 90 phút
(không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới: 
“Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm!
 (“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, ngày 19 tháng 12 năm 1946, Hồ Chí Minh).
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ? 
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính là gì?
Câu 3. Văn bản trên ...cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội.
+ Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.
3. Kết bài
- Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.
 Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,75
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng dược 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
2
Cảm nhận về đoạn thơ trong bài “Tây Tiến”
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận về vẻ đẹp của người lính Tây Tiến trong khổ thơ thứ ba bài Tây Tiến.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Trong nền thơ văn kháng chiến, ta không thể không nhắc tới những tác giả tiêu biểu: Tố Hữu, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng,... trong số đó nổi bật là nhà thơ Quang Dũng với bài thơ Tây Tiến.
- Nêu vấn đề: Bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ da diết của Quang Dũng đối với mảnh đất Tây Tiến thân thương và những người đồng chí, đồng đội cùng "vào sinh ra tử"; đặc biệt khổ 3 của bài thơ đã khắc họa hình tượng những người lính vô cùng đặc sắc: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc... Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm.
0,5
2. Thân bài
- Cảm nhận hình tượng người lính oai hùng, lẫm liệt, đậm chất bi tráng qua hai dòng đầu: "Tây Tiến đoàn binh... dữ oai hùm"
+ Đoàn binh Tây Tiến: Đoàn quân được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào chặn đánh các đợt tiến công biên giới Việt - Lào, khi đó Quang Dũng là đội trưởng của đoàn quân đó
+ Đoàn quân của Quang Dũng hiện lên kì dị, lạ thường: Tuổi đời trẻ măng nhưng đầu ai nấy đều "không mọc tóc"
=> Ngoại hình tiều tụy, đầu trọc da xanh đã phản ánh hiện thực trần trụi của chiến tranh; đó chính là kết quả của những cơn đói khát, những trận sốt rét nơi rừng thiêng nước độc, những khó khăn, gian khổ mà người lính phải chịu đựng
=> Liên hệ với hình ảnh người lính trong thơ Chính Hữu: "Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi"
+ Tuy trong gian khổ, người lính vẫn giữ được tư thế hiên ngang, bất khuất, oai hùng "dữ oai hùm"
- Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của những người lính (trong những câu thơ tiếp theo)
+ Tâm hồn mơ mộng, tràn trề sức xuân: "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới... kiều thơm" => Những chàng trai tuổi 18, đôi mươi xuất thân là những học sinh, sinh viên đất Hà thành nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc mà tạm gác bút nghiên, cầm súng lên đường ra chiến trận.
+ "Mắt trừng": Đôi mắt đang dõi theo kẻ thù, tràn đầy sự căm hận và sự quyết tâm chống thù
+ "Mộng biên giới": Giấc mộng hòa bình, giấc mộng chiến thắng trở về quê hương, gia đình...
+ "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm": Nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ người thương
=> Hình ảnh những người lính Tây Tiến trẻ trung, hòa hợp giữa vẻ đẹp của khát vọng và vẻ đẹp trong tâm hồn.
- Cảm nhận về vẻ đẹp bi tráng của người lính qua việc Quang Dũng miêu tả sự hi sinh anh dũng: "Rải rác biên cương... khúc độc hành"
+ Âm điệu câu thơ như chùng xuống trước sự mất mát, hi sinh của các chiến sĩ, trước những ngôi mộ vô danh nằm rải rác giữa biên cương
+ "Mồ viễn xứ", "biên cương": Từ Hán Việt tạo không khí trang trọng, bi hùng như một bản hùng ca tiễn biệt người lính
+ Nhưng dù có phải đối mặt với cái chết thì người lính vẫn nguyện hiến dâng tuổi xuân, thậm chí cả tính mạng của mình cho nền độc lập tự do của dân tộc "chẳng tiếc đời xanh", coi cái chết nhẹ tựa lông hồng "anh về đất"
+ Cái chết của các anh được lí tưởng hóa, mĩ lệ hóa "Áo bào thay chiếu" =&

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_20.docx