Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Trong đoạn trích, sức mạnh của quân ta được miêu tả qua những từ ngữ nào?

Câu 3. Tình hình của kẻ địch được miêu tả trong đoạn trích.

Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

 

docx 6 trang trandan 5160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
Trần Hiệp, Lý Lượng như dưới hố cọp sa,
Vương Thông, Mã Kỳ như vạc sôi cá nhảy.
Câu 6. Bài học rút ra từ đoạn trích.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về cảm xúc của nhân vật Khách trong đoạn trích sau:
Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ,
Tam Ngô, Bách Việt.
Nơi có người đi,
Đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo,
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.
Qua cửa Đại Than,
Ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng,
Thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời một sắc,
Phong cảnh ba thu.
Bờ lau san sát,
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy,
Gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm,
Đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.
(Trích Phú sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu, Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
--------------------------Hết----------------------------
KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, lớp 10
(Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4,0
1
Phương thức chính: biểu cảm
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm
0,5
2
Sức mạnh của quân ta được miêu tả qua những từ ngữ: ngày càng vang dậy, như ổ kiến làm đê vỡ, như gió mạnh gãy cành cây. 
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm.
0,5
3
Tình hình của kẻ địch: thua chạy, dưới hố cọp sa, vạc sôi cá nhảy
- Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời đúng 01 ý được 0,25 điểm
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm.
0,5
4
 Nội dung của đoạn trích: tinh thần, sức mạnh, ý chí của quân và dân ta đánh đuổi kẻ thù, làm nên những chiến công vang dội, khiến kẻ thù khiếp vía kinh sợ.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm.
0,75
5
- Biện pháp tu từ: đối lập tương phản
Quân ta: ổ kiến làm đê vỡ, gió mạnh gãy cành cây >< Kẻ địch: dưới hố cọp sa, vạc sôi cá nhảy.
- Tác dụng: Sức mạnh, khí thế tiến công của quân ta mạnh như vũ bão và tình thế bi thảm của thù
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm
0,75
6
 Bài học: Có tinh thần đoàn kết và ý thức bảo vệ đất nước 
Hướng dẫn chấm: 
 - Học sinh trả lời như Đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1,0 điểm.
- Trả lời được một ý cho 0,25 điểm
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm.
1,0
II
LÀM VĂN
Cảm nhận của anh/chị về cảm xúc của nhân vật Khách trong đoạn trích “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu
6.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Cảm xúc của nhân vật Khách
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả Trương Hán Siêu, tác phẩm“Phú sông Bạch Đằng” và đoạn trích.
Hướng dẫn chấm: 
- Giới thiệu được 1 trong 03 ý tác giả, tác phẩm, đoạn trích: 0.25 điểm
0,5
- Là sự tự xưng của tác giả, tạo nên lối chủ - khách đối đáp thường dùng trong thể phú.
- Tâm thế du ngoạn: Tư thế ung dung, tự do. 
- Hành trình du ngoạn của tác giả:
+ Những địa danh được biết đến qua sách vở, qua sự tưởng tượng-> Tác giả là người có vốn hiểu biết phon

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2021_2.docx