Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, điều gì có thể giúp con người đứng lên sau thất bại?

Câu 3. Nêu tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: “Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa ”.

 

docx 5 trang trandan 27060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án)

Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 (Có đáp án)
ữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.
 (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, Tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, trang 02)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, điều gì có thể giúp con người đứng lên sau thất bại?
Câu 3. Nêu tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn: “Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa”.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của cá nhân về cách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
 Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích sau:
 Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy ứa nước mắt ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
 (Trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.7-8)
.Hết
D. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm
0,75
2
Theo tác giả, niềm tin vào ngày mai, vào những điều tốt đẹp sẽ giúp con người đứng lên sau thất bại
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
- Nếu học sinh trích dẫn nguyên câu văn:“ hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin” vẫn cho 0,75 điểm.
0,75
3
 Tác dụng c ủa bi ện pháp tu từ ẩn dụ trong câu văn:
- Làm cho cách diễn đạt trở nên gợi hình, gợi cảm. 
- Giúp chúng ta liên tưởng một điều: Muốn có được thành công, chúng ta phải trải qua những thử thách, gian khổ 
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 2 ý: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý: 0,5 điểm
1,0
4
- Học sinh thể hiện rõ quan điểm: có thể đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần.
- Học sinh lí giải được quan điểm của mình một cách hợp lý.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm
- Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm
0,5
II
LÀM VĂN
7,0
1
Viết đoạn văn về cách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại trong cuộc sống.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
 Cách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại trong cuộc sống.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ cách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_ii_mon_ngu_van_lop_12_co_dap_an.docx