Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Khối 11 - Năm học 2020-2021 - Trường TH, THCS và THPT Ngô Thời Nhiệm (Có đáp án)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích. (0.5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm”. (1.0 điểm)

 

doc 4 trang trandan 06/10/2022 3920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Khối 11 - Năm học 2020-2021 - Trường TH, THCS và THPT Ngô Thời Nhiệm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Khối 11 - Năm học 2020-2021 - Trường TH, THCS và THPT Ngô Thời Nhiệm (Có đáp án)

Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Khối 11 - Năm học 2020-2021 - Trường TH, THCS và THPT Ngô Thời Nhiệm (Có đáp án)
g như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà, ... hai tay mình cũng như biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió,... Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!”
 (Trích Hương làng, Băng Sơn, Nước Việt hồn tôi, Nhà xuất bản Phụ Nữ, 1995)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích. (0.5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm”. (1.0 điểm)
Câu 3. “Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!”, anh/chị suy ngĩ như thế nào về giá trị của lời nhắn gửi này của tác giả? (1.0 điểm)
Câu 4. Anh/chị cần làm gì để giữ gìn nét đẹp của hương làng trong đời sống hiện đại hôm nay?
 (Trình bày bằng một đoạn văn từ 8-10 dòng) (1.5 điểm)
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
 Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên xứ Huế và tâm trạng của nhà thơ qua bài “Đây thôn Vĩ Dạ”(Hàn Mặc Tử).
(SGK Ngữ văn 11; Tập hai, Tr.38-40, NXB Giáo dục)
-------------------------HẾT---------------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11 – NĂM HỌC: 2020-2021
I. ĐỌC HIỂU:
Thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, những câu trả lời không giống đáp án nhưng hợp lí vẫn được chấp nhận. GV cần linh động chấm bài khuyến khích sự sáng tạo của các em. Gợi ý một số đáp án:
Câu 1. Các phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm
- Trả lời đúng 02 phương thức: 0,5 điểm
- Trả lời đúng 01 phương thức: 0,25 điểm
- Không trả lời hoặc trả lời sai, hoặc trả lời thừa: 0,0 điểm
Câu 2. Các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên:
Điệp từ “thơm”: chỉ tất cả hương thơm của làng quê như hòa trộn vào nhau, cùng nhau lan tỏa khắp không gian.
Phép liệt kê:
+ “từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ”: mùi hương ấy không chỉ tỏa ra trên một không gian nhất định nào đó mà nó tràn ngập trong không gian thôn làng, khắp các ngõ ngách.
+ “hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ”: sự phong phú của các mùi hương, đây đều là hương thơm vô cùng quen thuộc, gần gũi, đặc trưng của miền quê Việt Nam.
- Phép so sánh: “giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm”: so sánh chân thực, ý nói hương làng mang một mùi hương dịu nhẹ mà không kém phần ngọt ngào, chứa đựng sự chắt chiu của con người.
 - Chỉ ra và nêu tác dụng được 02 biện pháp tu từ trở lên: 1,0 điểm
 - Chỉ ra và nêu tác dụng được 01 biện pháp tu từ: 0,5 điểm
 - Không trả lời hoặc trả lời sai, hoặc trả lời thừa: 0,0 điểm
 Câu 3. Suy nghĩ về giá trị của lời nhắn gửi “Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé” từ tác giả:
 - Niềm tự hào trước vẻ đẹp của quê hương
 - Niềm khát khao giữ gìn những nét đẹp văn hóa quê hương
 - Tình yêu quê hương tha thiết của tác giả
 - Gửi gắm bài học về tình yêu quê hương 
 - Trả lời đúng 03 ý: 1,0 điểm
 - Trả lời đúng 02 ý: 0.75 điểm
 - Trả lời đúng 01 ý: 0.5 điểm
 - Không trả lời hoặc trả lời sai, hoặc trả lời thừa: 0,0 điểm
 ( Lưu ý: giáo viên linh hoạt câu trả lời của học sinh để cho điểm phù hợp)
Câu 4. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách khác nhau nhưng đoạn văn cần có lập luận đầy đủ, thuyết phục, đáp ứng yêu cầu của đề ra về hình thức và nội dung. Giáo viên linh động cho điểm cho câu trả lời của học sinh. Dưới đây là một số gợi ý:
 - Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải biết cách giữ gìn n

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_khoi_11_nam_hoc_2020_2021.doc