Đề thi lại môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 2 - Trường TH, THCS Ngô Thời Nhiệm (Có đáp án)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? (0.5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp được nói đến trong đoạn trích là gì? (0.5 điểm)

Câu 3. Theo anh/chị, tại sao thất bại giúp ta hiểu được giá trị của thành công? (1.0 điểm)

Câu 4. Anh/chị có cho rằng việc suy nghĩ “tôi có thể, tôi sẽ làm” đồng nghĩa với sự tự cao không? Vì sao? (Trình bày bằng một đoạn văn 8-10 dòng) (2.0 điểm)

 

docx 4 trang trandan 5620
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi lại môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 2 - Trường TH, THCS Ngô Thời Nhiệm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi lại môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 2 - Trường TH, THCS Ngô Thời Nhiệm (Có đáp án)

Đề thi lại môn Ngữ văn Lớp 11 - Đề 2 - Trường TH, THCS Ngô Thời Nhiệm (Có đáp án)
Thất bại khiến bạn không chỉ rút ra bài học kinh nghiệm mà còn hiểu được giá trị của thành công. Bạn thực sự thất bại khi chưa thử mọi cơ hội mà bạn đang có. Khi thực sự muốn làm một điều gì đó, chắc chắn sẽ có cách để bạn làm được.”
(Quên hôm qua, sống cho ngày mai, Tian Dayton – NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp được nói đến trong đoạn trích là gì? (0.5 điểm)
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao thất bại giúp ta hiểu được giá trị của thành công? (1.0 điểm)
Câu 4. Anh/chị có cho rằng việc suy nghĩ “tôi có thể, tôi sẽ làm” đồng nghĩa với sự tự cao không? Vì sao? (Trình bày bằng một đoạn văn 8-10 dòng) (2.0 điểm)
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
 Cảm nhận khổ thơ sau:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song,
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống trời lên sâu chót vót;
Sông dài trời rộng bến cô liêu”.
 (Trích “Tràng giang”, Huy Cận, SGK Ngữ Văn 11, Tr. 29, Tập 2, NXB Giáo Dục)
 HẾT..
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI LẠI
MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11 – NĂM HỌC: 2020-2021
I. ĐỌC-HIỂU:
Thí sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, những câu trả lời không giống đáp án nhưng hợp lí vẫn được chấp nhận. GV cần linh động chấm bài khuyến khích sự sáng tạo của các em. Gợi ý một số đáp án:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
 - Trả lời đúng: 0,5 điểm
 - Không trả lời hoặc trả lời sai, hoặc trả lời thừa: 0,0 điểm
Câu 2. Cách tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp được nói đến trong đoạn trích:
- Tự trấn an và khích lệ bản thân, rằng mọi rắc rối sẽ có thể được giải quyết.
- Quan trọng nhất là nỗ lực để tìm giải pháp và bắt tay vào giải quyết vấn đề. Theo tác giả, để đạt được thành công như mong muốn chúng ta cần phải:
- Trả lời đúng: 0,5 điểm
- Không trả lời, hoặc trả lời sai: 0,0 điểm
 Câu 3. Thất bại giúp ta hiểu được giá trị của thành công vì nhiều lí do: 
- Đối với những người giàu nghị lực và cầu tiến, thất bại giúp ta thấy được những bài học kinh nghiệm quý báu, từ đó nhìn lại phương pháp thực hiện, tiếp tục tổng kết kinh nghiệm để thành công trong tương lai. 
- Thất bại là một tình cảnh không hề dễ chịu, theo sau nó là những cảm xúc tiêu cực: buồn rầu, chán nản, hoài nghi vào bản thân.khi thất bại dường như mọi cánh cửa đều tạm thời đóng lại trước mắt con người. Thành công thì ngược lại, thường gắn với niềm vui, sự mãn nguyện và tự hào. Bởi vậy thất bại giúp ta trân trọng thành công, niềm hạnh phúc khi đạt được thành công và hiểu được giá trị thật sự của thành công.
- Trả lời đúng ý: 1.0 điểm
- Không trả lời, hoặc trả lời sai: 0.0 điểm
(GV linh động câu trả lời của học sinh để cho điểm phù hợp)
 Câu 4. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách khác nhau nhưng đoạn văn cần có lập luận đầy đủ, thuyết phục, đáp ứng yêu cầu của đề ra về hình thức và nội dung của một đoạn văn. Giáo viên cần linh động cho điểm cho câu trả lời của học sinh.
(Lưu ý: Trong đoạn văn học sinh phải rút ra được bài học cho bản thân và lí giải)
II. LÀM VĂN
Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận một nội dung của một tác phẩm thơ để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, văn viết có cảm xúc, khả năng cảm thụ văn học tốt, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết.
Yêu cầu cụ thể:
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận (1.0đ) 
Điểm 1.0: Trình bày tốt và đầy đủ các phần trên
Điểm 0.5: Trình bày đầy đủ 3 phần: Mở- thân- kết, thân bài chỉ có 1 đoạn.
Điểm 0: Thiếu mở hoặc kết, thân bài chỉ có 1 đoạn hoặc chỉ viết 1 đoạn văn.
Viết đúng kiểu bài và xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0.5đ): kiểu bài: Cảm nhận khổ thơ.
Điểm 0.5: Xác định và viết đúng kiểu bài, đúng yêu cẩu đề.
Điểm 0.25: Xác định đúng kiểu bài nhưng viết chung chung, mơ hồ
Điểm 0: Xác định sai kiểu bài, trình bày lan man, sai vấn đề.
Triển khai các vấn đề nghị luận (5.0 đ): Chia v

File đính kèm:

  • docxde_thi_lai_mon_ngu_van_lop_11_de_2_truong_th_thcs_ngo_thoi_n.docx