Đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)

Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.

Câu 3 (0,5 điểm): Theo anh (chị) vì sao tác giả cho rằng:

 " Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

 Chắc gì ta đã nhận ra ta”

 

doc 8 trang trandan 07/10/2022 9940
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)

Đề thi tham khảo THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Có đáp án)
đường đời đều trơn láng
                                     Chắc gì ta đã nhận ra ta”
Câu 4 (1,0 điểm): Anh (chị) hiểu thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau (trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng):
                                  " Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
                                    Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý thơ nêu trong phần đọc – hiểu: “Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó - Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?”
Câu 2 (5 điểm): So sánh cách kết thúc của hai truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân.
----- HẾT -------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
Phần
Câu
 Nội dung
Điểm
 I. 
ĐỌC HIỂU
1
Hai phương thức biểu đạt: Nghị luận và biểu cảm.
0,5
2
* Hai biện pháp tu từ: hs xác định hai trong các biện pháp sau
- Điệp từ : dù, vẫn.
- Điệp cấu trúc câu : Dù  vẫn 
- Đối lập : đục – trong, cao – thấp, người phàm tục – kẻ tu hành
- Liệt kê : ba hiện tượng trong đời sống với ba đối tượng : con sông, cây lá, con người.
* Hs nêu biện pháp khác nhưng hợp lí vẫn chấp nhận.
1,0
3
Tác giả nói:            " Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
                                     Chắc gì ta đã nhận ra ta”
bởi vì: "Đường đời đều trơn láng" tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, để chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ hội để thể hiện mình nên cũng không khám phá và khẳng định được hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn. 
0,5
4
Cảm nhận ý nghĩa hai câu thơ:           " Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
                                    Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”.
- Đảm bảo dung lượng 5- 7 dòng với các nội dung:
 + Đất cung cấp nguồn dinh dưỡng, nguồn sống, che chở để hạt nảy mầm nhưng những chồi non phải tự vươn lên tìm nguồn dinh dưỡng mới.
 + Con người cũng vậy, dù có được cha mẹ, người thân bảo bọc, tạo những điều kiện thuận lợi nhất vẫn phải tự mình suy nghĩ, hành động, nỗ lực vươn lên xây dựng cuộc sống thì mới cảm nhận được ý nghĩa cuộc đời.
0,5
0,5
II. 
LÀM VĂN
1
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý thơ nêu trong phần đọc – hiểu: “Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó - Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?”
2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn nghị luận 200 chữ, hsinh có thể trình bày theo các diễn dịch, quy nạp, tổng –phân –hợp, móc xích hoặc song hành.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa ý thơ “Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó - Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?”
0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. Học sinh có thể viết theo nhiều cách, đảm bảo được các ý sau:
- Giải thích ý thơ: 
+ “Cuộc đời méo mó”: cuộc đời ẩn chứa những khó khăn, ngang trái, bất lợi.
+ “tròn ngay tự trong tâm”: tự nỗ lực hoàn thiện mình, lạc quan
- Ý nghĩa của lời nhắn nhủ: tác giả khuyên con người không nên chỉ biết oán trách cuộc đời xấu xa, tồi tệ mà nên chú trọng đến việc tạo cho mình một tinh thần lạc quan, một khả năng để vươn lên, vượt qua khó khăn, trở ngại.
- Phân tích, chứng minh: hs đưa ra lí do chúng minh ý kiến đúng, ý tham khảo:
 + Khi mãi chê bai, oán hận, chúng ta sẽ mất đi ý chí, sự tỉnh táo để để đương đầu và vượt qua khó khăn, trở ngại, thậm chí bị suy sụp.
+ Thái độ “tròn ngay tự trong tâm” là một thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh. Nó giúp cho con người thêm nghị lực, không gục ngã trước khó khăn, trước sự phi lí, bất công (có thể lấy dẫn chứng những tấm gương vượt khó)
- Phê phán những con người cứ mãi chê bai, oán thán, thậm chí cay cú khi cuộc sống không được như mong muốn.
- Bài học bản thân.
0.25
0.5
0.25
d. Chính tả, dùng từ, đ...mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích, ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền, mẹ ạ. Đã có lúc con đòi đi lao động, làm gia sư hay bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen, để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo: “mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe”
 (Theo Bài văn lạ của học trò nghèo gây “sốc” với giáo viên trường Amstecđam, 
 Báo điện tử, Dân trí, ngày 6-11-2011)
 Câu 1 (0,5 điểm): Xác định nội dung chính của văn bản? 
 Câu 2 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? 
 Câu 3 (1,0 điểm): Tình cảm của người con đối với mẹ qua câu văn: “Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo: “ mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe”.” ?
 Câu 4 (1,0 điểm): Theo em vì sao người con lại nói: “Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền, mẹ ạ”. 
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm):
 Câu 1 (2 điểm): Từ tâm sự của người con trong đoạn văn trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của đồng tiền trong cuộc sống hôm nay.
 Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Dường như nhà văn nào cũng có khát vọng đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để thấy điểm gặp gỡ của hai nhà văn trong quan niệm về vẻ đẹp con người.
------- HẾT ------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
Phần
Câu
 Nội dung
Điểm
 I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Nội dung chính của văn bản:
 Lời tâm sự của người con với mẹ: sự thấu hiểu nỗi khó khăn của gia đình, lòng biết ơn chân thành, khát vọng sẻ chia trước sự hy sinh to lớn của cha mẹ.
0,5
2
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
0, 5
3
Tình cảm của người con đối với mẹ qua câu văn:
Hiểu tấm lòng thương con và lo tương lai cho con của người mẹ.
Yêu thương, biết ơn và kính trọng mẹ.
0,5
0,5
4
Câu nói của người con: “Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền, mẹ ạ”.
Vì: - Người con có gia cảnh nghèo khó. Việc kiếm tiền đã trở thành gánh nặng đối với bố mẹ cậu. Cậu đã tận mắt chứng kiến những vất vả của bố, những chắt chiu của mẹ trong hoàn cảnh bệnh tật vì không có tiền. 
- Nhưng cậu lại muốn có tiền và quý tiền vì nếu như có tiền mọi khó khăn của gia đình cậu sẽ được giải quyết. Bố mẹ cậu sẽ đỡ vất vả hơn và cậu có thể yên tâm học tập.
0,5
0,5
II
LÀM VĂN
1
Từ tâm sự của người con trong đoạn văn, em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về giá trị của đồng tiền trong cuộc sống hôm nay.
2,0
 Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn: có câu mở đoạn, thân đoạn và câu kết đoạn. Câu mở đầu nêu được chủ đề cần bàn luận, thân đoạn triển khai được đúng trọng tâm vấn đề, kết đoạn khái quát lại vấn đề
0,25
b. Triển khai nhất quán luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng
- Giải thích: Giá trị đồng tiền là vai trò, tác dụng tích cực của đồng tiền trong đời sống của cá nhân và xã hội.
0,25
- Phân tích về giá trị của đồng tiền trong cuộc sống hôm nay: Đối với mỗi cá nhân, đồng tiền là mồ hôi nước mắt, là chén cơm manh áo, là phương tiện để đảm bảo đời sống cá nhân, duy trì hạnh phúc gia đình. Đối với xã hội, đồng tiền là động lực thúc đẩy lao động sản xuất, là phương tiện trao đổi hàng hóa, là món quà giúp đỡ lẫn nhau trong lúc ngặt nghèo, trong cơn hoạn nạn
0,5
- Chứng minh giá trị của đồng tiền: hs lấy 1 dẫn chứng ngắn gọn.
0,25
- Bàn luận: Đồng tiền có giá trị rất lớn nhưng nếu coi đồng tiền là tất cả, kiếm tiền bằng hành động bất chính thì đó là đồng tiền tội lỗi. 
0,25
- Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học cho bản thân
0,25
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
2
Có ý kiến cho rằng: Dường như nhà văn nào cũng có khát vọng đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người.
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn người vợ nhặt trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao để thấy điểm gặp gỡ của hai nhà văn trong quan niệm về vẻ đẹp con người.
5,0
a- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau và làm rõ được vấn đề; kết bài khái quát, đánh giá được vấn đề.
0,5
b- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bàn luận về ý kiến qua hai nhân vật
0,5
c- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp, các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, 

File đính kèm:

  • docde_thi_tham_khao_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_co_dap_an.doc