Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Tiết 39: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 - Nguyễn Châu Hoàng My

a. Kiến thức

- Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt.

- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao ni lông cũng như tính hợp lí của các kiến nghị mà tác giả đề xuất văn bản.

- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông.

- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.

- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lý đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản.

 

doc 33 trang trandan 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Tiết 39: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 - Nguyễn Châu Hoàng My", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Tiết 39: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 - Nguyễn Châu Hoàng My

Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Tiết 39: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 - Nguyễn Châu Hoàng My
n mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lý đã tạo nên tính thuyết phục của văn bản..
b. Kĩ năng 
- Tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh.
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Sinh học, Địa lí, Lịch sử, GDCD, Hóa học, tiếng Anh, Âm nhạc để giải quyết các vấn đề dự án dạy học đặt ra.
c. Thái độ 
- Có ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho mọi người biết tác hại của bao bì ni lông
3. Đối tượng dạy học của dự án
- Đối tượng dạy học của dự án là học sinh.
- Số lượng: 18 em.
- Số lớp thực hiện: 1.
- Khối lớp: 8
- Một đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án.
 + Dự án mà tôi thực hiện là một tiết Ngữ văn 8 .
 + Là học sinh lớp 8, các em đã học qua hai năm lớp 6, 7 nên việc tiếp cận với kiến thức của chương trình THCS đã tương đối dễ hơn. Các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới về phương pháp, đổi mới về kiểm tra đánh giá mà các thầy cô giáo đã áp dụng trong quá trình giảng dạy.
4. Ý nghĩa của dự án
        Qua thực tế quá trình dạy học môn Ngữ văn tôi nhận thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học vào để giải quyết một số vấn đề trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, đồng thời giúp các em học sinh dễ tiếp nhận kiến thức, hiểu bài nhanh và có sự kết hợp giữa các môn học để các em nắm bắt kiến thức chương trình THCS một cách hệ thống, toàn diện hơn.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Ngữ văn 8. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống. Cụ thể: 
- Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm ñöôïc kiến thức về văn bản nhật dụng, tính không phân huỷ của pla-xtíc chính là nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì nilông gây nguy hại đến môi trường và sức khoẻ con người. Hạn chế dùng bao bì ni lông để giảm bớt chất thải nilông là giải pháp hợp lí và có tính khả thi nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ của con người.
- Củng cố một số nội dung của các bộ môn học Sinh học, Địa lí, Lịch sử, GDCD, Hóa học trong chương trình THCS từ các kiến thức liên môn đã được tích hợp trong dự án.
 Trong thực tế, tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra. Từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơ\. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
GV: - Tranh ảnh về khái niệm liên quan đến bài học, bảo vệ môi trường
      - Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:   Máy chiếu projecter)
HS: soạn bài, sưu tầm tranh ảnh môi trường
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
1) Kiểm tra bài cũ .
2) Tổ chức các hoạt động dạy học
- Vào bài - kết nối: GV nêu yêu yêu cầu định hướng bài học:
- Bài mới: (Trình bày các quá trình dạy – học trên Bài giảng điện tử Powerpoint)
        Bài học được tiến hành trong 1 tiết học (45 phút). 
       Tóm tắt nội dung chính của phần nội dung bài học mà GV hướng dẫn HS tìm hiểu như sau:
Mục I: Tìm hiểu chung
Mục tiêu: Nắm được tác giả, tác phẩm, thể loại, ý nghĩa nhan đề, bố cục, một số từ khó.
1. Đọc – chú thích
Phương pháp: Quan sát, đọc
GV hướng dẫn học sinh đọc rõ ràng, chính xác văn bản
Gọi 2 HS lần lượt đọc => Nhận xét
Tìm hiểu một số chú thích trong SGK/106
2. Thể loại
Phương pháp: Vấn đáp
GV đưa ra một số câu hỏi để tìm ra thể loại văn bản. Học sinh kể tên các văn bản nhật 
dụng đ...ờng xưa kia bị nhiễm độc trở về, dẫu có “tích đức” hàng chục vạn năm vẫn không nắn lại được hình người của họ, của con họ, cháu họ. Đó là đỉnh điểm, cũng là tận cùng của di chứng tội ác.Trên toàn lãnh thổ Việt Nam hiện có hàng nghìn cháu bé bị dị tật bẩm sinh do nhiễm chất độc đi-o-xin
Cho HS xem hình một số địa danh ở Việt Nam bị ô nhiễm bởi bao ni lông
Sông Nhuệ Giang ( Thanh Trì – Hà Nội ) đang hấp hối
Sông Lý Hòa( Quảng Bình) bị bức tử
Rác khắp nơi trong khu du lịch
Vứt rác bừa bãi ra đường
GV cung cấp cho học sinh ba phương thức xử lí bao bì ni lông:
- Chôn lấp : Khu vực xử lí rác thải Nam Sơn , Sóc Sơn hàng ngày tiếp nhận 1000 tấn rác thải trong đó có khoảng 10-15 tấn là nhựa, ni lông . Việc chôn lấp gặp nhiều khó khăn và gây bất tiện 
- Đốt: Phương pháp này chưa được dùng phổ biến ở VN . Tuy nhiên việc đốt rác thải nhựa , ni lông thải ra lượng khí độc chứa thành phần Các bon có thể làm thủng tầng ô-zôn , khói có thể gây ngất, khó thở, nôn ra máu, gây rối loạn chức năng và ung thư .
- Tái chế gặp rất nhiều khó khăn .
+ Những người dọn rác không hào hứng thu gom vì chúng quá nhẹ ( khoảng 1000 bao mới được 1kg ) .
+ Giá thành tái chế quá đắt gấp 20 lần giá thành sản xuất một bao bì mới .
Phần này giáo viên có thể tích hợp với môn tiếng Anh lớp 8 học kì 2 sẽ học bài Unit 10: Recycle ( Tái chế). GV có thể cho học sinh biết bao bì ni lông trong tiếng Anh có tên gọi là: plasticbags, dùng một số câu nói tiếng Anh:
- We sould use cloth bags instead of plasticbags
=> Chúng ta có thể sử dụng các túi vải để thay thế các túi nhựa.	
Nhóm hình ảnh về môi trường bị phá hủy
Nhóm hình ảnh về hậu quả của sử dụng bao bì ni lông với sức khỏe con người
b. Biện pháp
- Hạn chế tối đa dùng bao ni lông 
- Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông.
- Thông báo tác hại của sử dụng bao ni lông cho mọi người.
- GV tích hợp với môn GDCD ( bài bảo vệ môi trường lớp 7 ) để học sinh tìm ra các giải pháp hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông: Con người phải có ý thức bảo vệ môi trường sống: Xanh – sạch – đẹp
- Cho HS quan sát các hình ảnh sử dụng các vật dụng khác thay thế bao bì ni lông, bảo vệ môi trường từ đó GV giúp HS phát biểu suy nghĩ
Nhóm hình ảnh về một số vật dụng thay thế bao bì ni lông
3. Lời kêu gọi bảo vệ môi trường
GV đặt các câu hỏi kết hợp quan sát các hình ảnh, học sinh suy nghĩ đưa ra các câu trả lời, nhận xét, bổ sung. GV chốt ý
Hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất và bảo vệ Trái Đất.
Hãy cùng nhau hành động “ Một ngày không dùng bao bì ni lông.”
- GV gợi ý để học sinh tìm ra nghệ thuật: sử dụng câu cầu khiến
Nhóm hình ảnh tuyên truyền hạn chế sử dụng bao bì ni lông, bảo vệ môi trường
Mục III: Hướng dẫn tổng kết
- Phương pháp: Vấn đáp, minh họa, động não, viết sáng tạo
- Rèn luyện các kĩ năng sống: giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự quản bản thân 
Để giúp học sinh hiểu được bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ cấp bách hiện nay, GV giúp HS thấy được: môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác thiếu kế hoạch, bị tàn phá, săn bắt, khai thác đến mức cạn kiệt (qua các tranh ảnh, thông tin, băng video clip).
       GV cho HS tìm hiểu tình huống, phân tích thông tin để xác định trách nhiệm của cá nhân và Nhà nước. Từ đó lập dự án bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
       Mục này cần tích hợp các kiến thức Lịch sử, Địa lí, kiến thức xã hội để hình thành kiến thức và rèn luyện kĩ năng.
1. Hình thức
GV hướng dẫn học sinh tìm ra hình thức nghệ thuật của văn bản bằng cách đặt câu hỏi
HS trả lời, GV chốt ý
- Giải thích đơn giản, ngắn gọn mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về 
lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông.
- Ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng, chính xác, thuyết phục.
2. Ý nghĩa văn bản
GV cho học sinh liên hệ thực tế để tìm ra ý nghĩa của văn bản:
Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi 
trường Trái Đất.
Phần củng cố GV cho học sinh vẽ bản đồ tư duy
lẫn vào đất
xói 
mòn đất
vứt xuống cống
Tắc đường thoát nước
cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật
ngập lụt đô thị
muỗi phát sinh
lây truyền dịch bệnh
trôi ra biển
chết sinh vật
Ni lông màu đựng thực phẩm
nhiễm độc, gây bệnh nguy hiểm
Hãy cứu Trái Đất : Một ngày không sử dụng bao bì ni lông!
Văn bản thuyết minh một vấn đề cấp thiết của XH
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
Ni lông
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
        Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra 15 phút.
 Đề bài: Sau khi học xong văn bản “Thông tin về ngày Trái đất năm 2000”, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường sống? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn.
Yêu cầu: HS viết được đoạn văn trình bày được các ý sau:
- Thường xuyên quét dọn nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm, diệt bọ gậy, trồng hoa, cây cảnh, tham gia lao động góp phần làm sạch đẹp địa phương mình sinh sống
- Không xả rác bừa bãi, làm gương cho các em nhỏ, tuyên truyền đến gia đình, mọi người tác hại của việc sử dụn...ế sử dụng bao bì ni 
lông hợp lí.
- Đoạn 4: Còn lại: Lời kêu gọi bảo vệ 
môi trường.
 Hoạt động 2:  Tìm hiểu chi tiết văn bản: tác hại của bao bì ni lông, biện 
pháp xử lí, lời kêu gọi bảo vệ môi trường
Mục tiêu
- Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt.
- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao ni lông cũng như tính hợp lí của các kiến nghị mà tác giả đề xuất văn bản.
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người của thói quen dùng túi ni lông.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, minh họa, động não
- Rèn luyện các kĩ năng sống: giao tiếp, suy nghĩ sáng tạo, tự quản bản thân
? Đọc thầm phần 1 và cho biết có những thông 
tin nào được thông báo trong đoạn văn này?
HS : Dựa sgk, trả lời.
GV : Chốt ý, ghi bảng
? Việt Nam tham gia ngày Trái đất với chủ đề nào? Tại sao ?
 HS : Tự bộc lộ 
 GV: Chốt ý, ghi bảng
 ? Từ đó em thấy được nội dung quan trọng 
nào được nêu trong phần đầu văn bản ?
Liên hệ: Dùng kiến thức Địa lí hiện nay Trái đất đang nóng lên, biến đổi khí hậu, thủng tầng Ô zôn, hiệu ứng nhà kính các nước trên thế giới chung tay góp sức để bảo vệ môi trường. Không sử dụng bao bì ni lông cũng là một giải pháp làm hạn chế ô nhiễm môi trường.
? Vì đặc tính gì mà bao ni lông có thể gây hại 
cho môi trường ?
GV: Ngoài gây nguy hại môi trường, theo em 
bao ni lông còn có những tác hại nào.
GV chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học 
tập cho HS thảo luận (2 phút), mỗi nhóm 3 
em
- Nhóm 1, 2, 3: Nêu tác hại của bao bì ni lông với môi trường và con người?
- Nhóm: 4, 5, 6: Tìm ra các biện pháp hạn chế sử dụng bao bì ni lông?
Đại diện nhóm 1 trình bày, nhóm 2, 3 nhận xét, bổ sung
GV cho học sinh xem các hình ảnh về tác hại của bao bì ni lông với môi trường, con người, một số dòng sông bị ô nhễm nặng.
GV chốt ý.
?. Em có suy nghĩ gì về các hình ảnh trên.
* Giáo viên đưa ra dẫn chứng: Hằng năm có 
100.000 con chim, con thú biển chết do nuốt 
phải túi ni lông.
- Không ít người trong ngày 23 Tết, đã vứt 
quá nhiều túi ni lông thả cá chép xuống hồ, 
sông.
Liên hệ: GV kết hợp với kiến thức môn Hóa 
học cung cấp cho học sinh tính độc hại của một số chất có trong bao ni lông:
- Rác đựng trong túi ni lông buộc kín khó phân hủy sinh ra các chất Amoniac ( NH3 ) là một chất khí không màu có mùi rất khó chịu. Một người bị ngửi amôniac lâu có thể bị chết, chất Hiđro sunfua ( H2S ) rất độc. Nếu ngửi nhiều hiđro sunfua thì đau đầu, buồn nôn, không phân biệt được các mùi khác nhau, chất Mê tan ( CH4 ) là một chất gây ngạt và có thể chiếm chỗ ôxy trong không khí trong điều kiện bình thường. Khi pla-xtíc bị đốt, các khí độc thải ra chứa thành phần các-bon có thể làm thủng tầng Ô-zôn gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính (kiến thức Địa lí ), khói do đốt bao ni lông có thể gây nhiễm độc CO, gây ngất, khó thở nôn ra máu, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết ( GV hỏi học sinh tuyến nội tiết là gì?(môn Sinh lớp 8) GV dùng kiến thức Sinh học giải thích tuyến nội tiết là tuyến mà chất tiết ra của nó ngấm thẳng vào máu, có tác dụng bảo đảm hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể ) phá vỡ hoóc-môn, gây rối loạn chức năng và ung thư.
Kiến thức Lịch sử: Khi bao bì ni lông bị đốt thải ra các chất đi-ô-xin gây ngộ độc (chất độc da cam đế quốc Mĩ đã dải trong chiến tranh ở Việt Nam. Ngày 10 - 8 - 1961, khi chiếc máy bay trực thăng H34 của không lực Hoa Kỳ thực hiện chuyến bay rải chất độc khai quang đầu tiên dọc theo quốc lộ 14 từ Kon Tum lên Đắc Tô bắt đầu cuộc chiến tranh hoá học dã man bậc nhất trong lịch sử nhân loại với mật danh “Ranch Hand”; cho tới khi kết thúc năm 1971, đã có  khoảng 170 kg đi-o-xin - loại chất độc mà chỉ cần một muỗng cà phê cũng có thể giết hàng triệu người. Đioxin – loại chất độc đe dọa trực tiếp đến sự sống của mỗi loài động vật. Là vùng rừng dày đặc, Quảng Trị sớm trở thành một trọng điểm trong kế hoạch thiết lập “vành đai trắng” của giặc. Khoảng 15.000 nạn nhân, trong đó gần 2.000 người chết do nhiễm độc quá nặng. Có hơn 1.500 ha rừng, hoa màu thời đó đã bị chết do chất độc từ máy bay Mỹ thả xuống, chủ yếu tập trung vào hai xã Cam Chính, Cam Nghĩa thuộc huyện Cam Lộ ngày nay Những cánh rừng nối tiếp bám rễ vào đất như muốn hút hết chất độc còn lại để con người được nằm xuống yên bình, mà chẳng được. Rồi lớp lớp người từ chiến trường xưa kia bị nhiễm độc trở về, dẫu có “tích đức” hàng chục vạn năm vẫn không nắn lại được hình người của họ, của con họ, cháu họ. Đó là đỉnh điểm, cũng là tận cùng của di chứng tội ác. Trên toàn lãnh thổ Việt Nam hiện có hàng nghìn cháu bé bị dị tật bẩm sinh do nhiễm chất độc đi-o-xinĐại diện nhóm 5 trình bày, nhóm 4, 6 nhận xét, bổ sung
- GV tích hợp với môn GDCD ( bài bảo vệ môi trường lớp 7 ) Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người.Tạo cơ sở vật chất để phát triển KT-VH-XH.Tạo phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức con người.Tạo cuộc sống tinh thầ

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_khoi_8_tiet_39_thong_tin_ve_ngay_trai_dat_na.doc