Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 5

I. Mục tiêu

1. Về năng lực

- Nắm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, CBQ tuy vẫn đi thi nhưmg đã tỏ ra chán ghét con đường mưu danh cầu lợi tầm thường. Bài thơ biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khởi nghĩa của ông về sau vào năm 1854.

- Nhận biết và phân tích được hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, điển cố trong bài thơ.

- Năng lực tự học: Học sinh trả lời được câu hỏi ở phần giao bài tập của giáo viên.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Tiếp nhận một thể loại văn học mới: thể hành, lý giải được hiện tượng đời sống trong XHPK được thể hiện trong văn bản (học hành, thi cử, đỗ đạt, làm quan), thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá thái độ tác giả.

- Năng lực sáng tạo: Xác định được tâm trạng và suy nghĩ CBQ từ những góc nhìn khác nhau; HS trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với vấn đề, nên có những suy nghĩ sáng tạo.

- Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ:cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ như cái đẹp/cái xấu; cái cao cả/cái thấp hèn.

2. Về phẩm chất: Góp phần hình thành nhân cách

- Yêu thương con người

- Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc

- Sống tự chủ

- Sống trách nhiệm

 

docx 23 trang trandan 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 5

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 5
huật của việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, điển cố trong bài thơ.
- Năng lực tự học: Học sinh trả lời được câu hỏi ở phần giao bài tập của giáo viên.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Tiếp nhận một thể loại văn học mới: thể hành, lý giải được hiện tượng đời sống trong XHPK được thể hiện trong văn bản (học hành, thi cử, đỗ đạt, làm quan), thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá thái độ tác giả.
- Năng lực sáng tạo: Xác định được tâm trạng và suy nghĩ CBQ từ những góc nhìn khác nhau; HS trình bày được suy nghĩ và cảm xúc của mình đối với vấn đề, nên có những suy nghĩ sáng tạo.
- Năng lực hợp tác: thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.
- Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ:cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học; nhận ra được những giá trị thẩm mỹ như cái đẹp/cái xấu; cái cao cả/cái thấp hèn...
2. Về phẩm chất: Góp phần hình thành nhân cách
- Yêu thương con người
- Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc
- Sống tự chủ
- Sống trách nhiệm
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thầy: 
- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .
- Sưu tầm tranh, ảnh, sách về Cao Bá Quát
- Sữ dụng tài khoản Microsoft Teams và thiết kế bài trình chiếu PowerPoint
2. Trò: 
- Sử dụng tài khoản Microsoft Teams 
- Chuẩn bị các câu hỏi, bài tập, sản phẩm...
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu ( thực hiện ở nhà, trước giờ học)
GV giao cho học sinh các nhiệm vụ sau đây và yêu cầu học sinh nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 
Mục tiêu: HS nhận biết và hiểu được cuộc đời, sự nghiệp nhân cách CBQ. Xác định được hình ảnh biểu tượng, tâm trạng nhân vật trữ tình.
Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ thông qua (thông qua hệ thống quản lí học tập)
GV giao cho học sinh các nhiệm vụ sau đây và yêu cầu học sinh nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học. 
Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau đây vào vở ghi 
Đọc phần Tiểu dẫn và Văn bản Bài ca ngắn đi trên bãi cát, tr 40,41,42 trong SGK và hoàn thiện phiếu bài tập sau.
TIỂU DẪN
Tác giả
Cuộc đời:
.
.
.
Sự nghiệp (nội dung sáng tác): .
.
.
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: .
.
.
Thể loại:
.
.
.
Bố cục:
.
.
.
VĂN BẢN
Hình ảnh nào là hình ảnh trung tâm của bài thơ? 
..
..
..
Hình ảnh bãi cát được miêu tả ntn trong 4 câu thơ đầu? Đó là hình ảnh thực hay hình ảnh biểu tượng?
..
..
..
Hình ảnh con người xuất hiện trong hoàn cảnh ntn? ( 4 câu thơ đầu)
..
..
..
Tâm trạng của con người khi đi trên bãi cát?
..
..
..
Câu hỏi cuối bài thơ có ý nghĩa gì?
..
..
..
HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, kịp thời hỗ trợ nếu HS gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm:
TIỂU DẪN
Tác giả
Cuộc đời:
- Cao Bá Quát ( 1809 - 1855 ) 
Quê: làng Phú Thị, Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội). 
- Là người có tài, nổi tiếng văn hay chữ tốt và có uy tín lớn trong giới trí thức đương thời.
- Là người có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời.
Sự nghiệp (nội dung sáng tác):
Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng, có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX.
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác:
+ Hoàn cảnh trực tiếp: Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị). (Hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi là những hình ảnh có thực gợi cảm hứngcho nhà thơ sáng tác bài thơ này).
+ Bối cảnh xh, thời đại: Chế độ pk nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ; chế độ thi cử rất nghiệt ngã, nhiều bất công.
Thể loại:
Thể thơ: thể ca hành 
Bố cục:
+ 4 câu đầu: Hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát
+ Các câu còn lại: Tâm trạng và suy nghĩ của người đi trên bãi cát dài.
VĂN BẢN
Hình ảnh nào là hình ảnh trung tâm của bài thơ? 
2 hình ảnh: bãi cát và người đi trên bãi cát.
Hình ảnh bãi cát được miêu tả ntn trong 4 câu thơ đầu? Đó là hì...ó yêu cầu học sinh thảo luận các nội dung sau đây:
+ Nhóm 1- nhóm 2: Tìm hiểu về hình ảnh bãi cát dài:
? Hình ảnh bãi cát được miêu tả ntn? Đó là hình ảnh thực hay hình ảnh biểu tượng? Nếu là hình ảnh biểu tượng thì nó biểu tượng cho điều gì? (lí giải rõ ràng).
+ Nhóm 3 – nhóm 4: Tìm hiểu về hình ảnh người đi trên bãi cát:
? Hình ảnh con người xuất hiện trong hoàn cảnh ntn?
? Tâm trạng của con người khi đi trên bãi cát?
? Câu hỏi cuối bài thơ có ý nghĩa gì?
Giáo viên kết luận, nhận định
Muốn hiểu rõ về giá trị nội dung tư tưởng trong bài thơ phải xác định được hoàn cảnh sáng tác (hoàn cảnh trực tiếp & bối cảnh xã hội). Để xác định được bối cảnh xã hội cần bắm được kiến thức về tác giả phần Tiểu dẫn) – kết hợp với kiến thức lịch sử đã học.
Nội dung kiến thức bài học như Sản phẩm trong hoạt động 1.
Một số HS làm bài trả lời chưa đầy đủ, chưa phân tích – lí giải được ý nghĩa biểu tượng. Để làm bài tốt các em cần đọc kĩ phần Tiểu dẫn, văn bản.
Để góp phần hình thành nhân cách bản thân các em cần:
- Sống tự chủ.
 - Sống trách nhiệm.
 - Có suy nghĩ lành mạnh và lối sống tích cực.
3. Hoạt động 3. Luyện tập khoảng 20 phút
a. Mục tiêu: HS khái quát được diễn biến tâm trạng của nhà thơ qua cách xưng hô trong bài thơ. Tổng kết bài học bằng sơ đồ tư duy.
b. Tổ chức thực hiện
Giáo viên giao nhiệm vụ
Nội dung:
Nhóm 1- nhóm 2:
Nhận xét cách xưng hô và dụng ý của cách xưng hô đó trong bài thơ?
 Nhóm 3- nhóm 4:
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung và nghệ thuật của bài học
Học sinh thực hiện
Nhóm 1 trình bày – nhóm 2 bổ sung, phản biện.
Nhóm 2 &3: trình bày sản phẩm, HS trong lớp nhận xét góp ý.
Sản phẩm:
Cách xưng hô:
+ “Khách”: sự quan sát mình từ bên ngoài.
+ “Anh”: sự phân thân để đối thoại với chính mình.
+ “Ta”: bộc lộ tâm trạng trực tiếp.
à Tác giả muốn đặt mình vào các vị trí khác nhau, các điểm nhìn khác nhau để bộc lộ tâm trạng, điều đó thể hiện mâu thuẫn hiện tồn trong tâm trí tác giả.
Sơ đồ tư duy (tham khảo)
Giáo viên tổ chức thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm 1 trình bày, nhóm 2 bổ sung – phản biện.
Nhóm 3 & trình chiếu sơ đồ tư duy của nhóm (qua ảnh chụp hoặc qua slide).
Giáo viên kết luận, nhận định
GV kết luận như Sản phẩm trong hoạt động 3 và nhấn mạnh tâm trạng phức hợp thể hiện qua cách xưng hô.
Sơ đồ tư duy cần khái quát nội dung bài học ( các ý chính)
4. Hoạt động 4 (khoảng 10 phút, giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn.
b. Tổ chức thực hiện
Giáo viên giao nhiệm vụ
- Tự luận: Sau khi học xong bài thơ, em thử lí giải tại sao CBQ lại khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn? Em rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi học xong tác phẩm này.
- Trắc nghiệm:
Câu hỏi 1: Ý nào sau đây không nói về đặc điểm nổi bật của con người Cao Bá Quát?
a. Có tài cao, nổi tiếng hay chữ, viết chữ đẹp.
b. Có uy tín lớn trong giới trí thức, được tôn vinh như bậc “thánh”.
c. Có khí phách hiên ngang,tư tưởng tự do, phóng khoáng,
d. Có thái độ sống ngất ngưởng, ngông ngạo, khinh bạc.
Câu hỏi 2: Bãi cát và con đường trong bài thơ Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát tượng trưng cho cái gì?
a. Những thử thách trong cuộc sống đối với tác giả và nhiều trí thức đương thời.
b. Con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của tác giả và của nhiều trí thức đương thời.
c. Những hiểm nguy rình rập táa giả và những trí thức đương thời có cùng tư tưởng với ông.
d. Những cái đích mà tác giả và biết bao trí thức đương thời đang mơ ước vươn tới.
Câu hỏi 3: Hình ảnh người đi đường – nhân vật trữ tình – nhà thơ được tác giả khắc họa như thế nào trong bài?
a. Thật khốn khổ.
b. Có nhiều nghị lực.
c. Hay gặp khó khăn.
d. Gặp nhiều may mắn.
Câu hỏi 4: Khi nói về “hạng người danh lợi”, trong lòng tác giả có nhiều mâu thuẫn. Ý nào sau đây không phải là một trong những mâu thuẫn:
a. Tác giả cho rằng con đường mình đang đi là cao cả nhưng hầu như chỉ có mình đi trên con đường ấy.
b. Con đường mà “hạng người danh lợi” đi là thấp hèn nhưng lại có vô số người theo.
c. Tác giả khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường kia nhưng lại chua xót nhận ra sự cô độc của mình.
d. Tác giả vừa muốn đi tiếp con đường mà mình đã chọn, vừa muốn đi chung con đường với “hạng người danh lợi”.
- HS thực hiện nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 
Nội dung:
Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà
Sản phẩm:
ĐÁP ÁN
[1]='d'
[2]='c'
[3]='a'
[4]='b'
Giáo viên tổ chức báo cáo, thảo luận và kế luận.
- GV yêu cầu HS bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét bài làm của HS
- GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.
Tiêt 18 -19
 THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ
Yêu cầu cần đạt: 
- Nhận diện thành ngữ và điển cố trong lời nói, trong văn bản
- Cảm nhận, phân tích giá trị biểu hiện và giá trị nghệ thuật của thành ngữ, điển cố trong lời nói, câu văn.
- Biết sử dụng thành ngữ và điển cố thông dụng khi cần thiết sao cho phù hợp với ngữ cảnh và đạt được hiệu quả giao tiếp..., ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
Học sinh thực hiện
Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống khác nhau trong mỗi bài.
Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng – đủ và giải thích vì sao. Ví dụ:
Khi phân tích ý nghĩa của các thành ngữ nhiều HS còn nói chung chung.
NN một số bạn có kết quả chưa đầy đủ là do các bạn không phân định rõ ràng 3 ý (Tính hình tượng, tính hàm súc, tính biểu cảm) khi phân tích.
Giáo viên tổ chức thảo luận
GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp, có thể chọn 1 vài HS báo cáo/ giải thích kết quả của bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp đề chọ học sinh theo ý đồ). Sau đó yêu cầu học sinh thảo luận các nội dung sau đây:
+ Nhóm 1: Bài tập 1, rút ra khái niệm Thành ngữ.
+ Nhóm 2: Bài tập 2, phân biệt Thành ngữ & Tục ngữ.
+ Nhóm 3: Bài tập 3, rút ra khái niệm Điển cố.
+ Nhóm 4: Bài tập 4 , rút ra khái niệm Điển cố.
Giáo viên kết luận, nhận định
Nội dung kiến thức bài học như Sản phẩm trong hoạt động 1.
Thành ngữ: Cụm từ cố định, một đơn vị ngôn ngữ tham gia cấu tạo câu. 
Tục ngữ: Một văn bản hoàn chỉnh, một thể loại của văn học dân gian. 
Điển cố xuất phát từ những sự kiện, sự tích cụ thể trong các văn bản quá khứ hoặc trong cuộc sống đã qua để nói lên điều khái quát trong cuộc sống, có hình thức ngắn gọn, hàm súc, thâm thuý.
3. Hoạt động 3. Luyện tập khoảng 20 phút
a. Mục tiêu: HS biết và phân tích, ứng dụng được nhiều thành ngữ vào trong đời sống
b. Tổ chức thực hiện
Giáo viên giao nhiệm vụ
Nội dung:
Nhóm 1 - 2: Bài tập 5, SGK trang 67
Nhóm 3 - 4: Bài tập 6, SGK trang 67 
Nhóm 5 - 6: Bài tập 7, SGK trang 67
Học sinh thực hiện nhiệm vụ ( tự thực hiện có hướng dẫn)
Nhóm 1 trình bày – nhóm 2 bổ sung, phản biện.
Nhóm 3 trình bày – nhóm 4 bổ sung, phản biện.
Nhóm 5 trình bày – nhóm 6 bổ sung, phản biện.
Sản phẩm:
Bài tập 5
a. “Ma cũ bắt nạt ma mới”
 Thay thế bằng cụm từ “Bắt nạt người mới.” Chân ướt chân ráo: Vừa mới đến còn lạ lẫm.
b. “Cưỡi ngựa xem hoa”
 Thay thế bằng từ “qua loa”
 Thay bằng các từ ngữ tương đương thông thường thì chỉ mới có thể đảm bảo phần nghĩa cơ bản mà không thể đảm bảo sắc thái biểu cảm và tính hình tượng – hàm súc. Hơn thế câu nói mất đi tính hình tượng và diễn đạt có thể phải dài dòng.
Bài tập 6
 Đặt câu với mỗi thành ngữ.
- Làm như nó đã đi guốc trong bụng mọi người rồi vậy.
- Nói với nó như nước đổ đầu vịt, chẳng ăn thua gì cả.
- Bạn ấy đêm ngày nấu sử sôi kinh.
Bài tập 7
Đặt câu với điển cố:
- Chỗ ấy là gót chân A-sin của nó đấy!
- Tuổi trẻ khám phá vào những lĩnh vực mới bằng sức trai Phù Đổng.
Giáo viên tổ chức thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm 1.3.5 trình bày, nhóm 2,4,6 bổ sung – phản biện.
Giáo viên kết luận, nhận định
GV kết luận như Sản phẩm trong hoạt động 3.
4. Hoạt động 4 (khoảng 10 phút, giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ thực tiễn.
b. Tổ chức thực hiện
Giáo viên giao nhiệm vụ
Đọc một vài câu thành ngữ và phân tích ý nghĩa.
 Sưu tầm và tìm hiểu nghĩa của thành ngữ nói về sự nói năng và lời nói của con người. Ví dụ: “Nói thánh nói tướng”
Sưu tầm và tìm hiểu nghĩa của điển cố trong Truyện Kiều. Ví dụ: liễu Chương Đài.
Nội dung:
Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà
Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà
Sản phẩm:
Bài làm của HS về 3 nhiệm vụ ở phần nội dung.
Giáo viên tổ chức báo cáo, thảo luận và kế luận.
- GV yêu cầu HS bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét bài làm của HS
- GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.
Tiêt 20: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
 (Nguyễn Đình Chiểu )
Yêu cầu cần đạt: 
- Nắm được những kiến thức cơ bản về thân thế, sự nghiệp và giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Phần nào cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân và thái độ cảm phục xót thương của tác giả đối với những con người xả thân vì nước. 
I. Mục tiêu
1. Về năng lực
- Có khả năng thu thập thông tin liên quan đến tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
- Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
2. Về phẩm chất: Góp phần hình thành nhân cách
- Yêu thương con người.
- Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.
- Sống tự chủ.
- Sống có bản lĩnh và ý chí kiên cường.
- Sống trách nhiệm.
 - Có thái độ trân trọng và say mê tìm hiểu về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
 - Biết đau thương cho cảnh ngộ của những người dân mất nước, mất tự do.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thầy: 
- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo .
- Sưu tầm tranh, ảnh, sách về Cao Bá Quát
- Sữ dụng tài khoản Microsoft Te

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_tuan_5.docx