Ma trận, bảng đặc tả kĩ thuật và đề kiểm tra minh họa học kỳ I môn Ngữ văn Khối 11 - Năm học 2020-2021

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra 03 từ diễn tảtâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 3.Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:

Năm canh máu chảy đêm hè vắng,

Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ

 

docx 82 trang trandan 10120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ma trận, bảng đặc tả kĩ thuật và đề kiểm tra minh họa học kỳ I môn Ngữ văn Khối 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ma trận, bảng đặc tả kĩ thuật và đề kiểm tra minh họa học kỳ I môn Ngữ văn Khối 11 - Năm học 2020-2021

Ma trận, bảng đặc tả kĩ thuật và đề kiểm tra minh họa học kỳ I môn Ngữ văn Khối 11 - Năm học 2020-2021
 thức/Kĩ năng
Đơn vị
 kiến thức/kĩ năng
Mức độ kiến thức, kĩ năng 
cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ 
nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
1
Đọc hiểu
Thơ trung đại 
(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
Nhận biết: 
- Xác định đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ/đoạn thơ.
- Nhận diện được phương thức biểu đạt, thể thơ, các biện pháp tu từ... trong bài thơ/đoạn thơ.
- Nhận diện được từ ngữ, chi tiết, hình ảnh,... trong bài thơ/đoạn thơ.
Thông hiểu:
- Hiểu nghĩa của từ/câu thơ trong ngữ cảnh; hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.
- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ trung đại Việt Nam về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ.
 Vận dụng: 
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ.
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.
2
1
1
0
4
Kí trung đại 
(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
Nhận biết: 
- Xác định đối tượng phản ánh, hình tượng nhân vật tôi trong văn bản/đoạn trích.
- Nhận diện được phương thức biểu đạt, thành ngữ, điển cố, các biện pháp tu từ, chi tiết, hình ảnh... trong văn bản/đoạn trích.
Thông hiểu:
- Hiểu được nghĩa của từ/câu trong ngữ cảnh; giá trị của thành ngữ, điển cố; những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích.
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của kí trung đại về nội dung phản ánh, hình tượng nhân vật tôi, ngôn ngữ biểu đạt, cách quan sát, miêu tả, ghi chép... được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.
Vận dụng: 
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.
Nghị luận trung đại (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
Nhận biết:
- Xác định thông tin được nêu trong văn bản/đoạn trích. 
- Nhận diện được phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ, thành ngữ, điển cố... trong văn bản/đoạn trích.
Thông hiểu: 
- Hiểu được nghĩa của từ/câu trong ngữ cảnh; nội dung của văn bản/đoạn trích.
- Hiểu được cách triển khai lập luận, ngôn ngữ biểu đạt; giá trị của thành ngữ, điển cố, các biện pháp tu từ... trong văn bản/đoạn trích. 
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của nghị luận trung đại thể hiện trong văn bản/đoạn trích.
 Vận dụng: 
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.
Văn tế trung đại (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
 Nhận biết: 
- Xác định được mục đích, đối tượng của bài văn tế; cảm xúc, thái độ của tác giả.
- Nhận diện được bố cục của bài văn tế, phương thức biểu đạt, thành ngữ, điển cố, chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ... của văn bản/đoạn trích.
 Thông hiểu: 
- Hiểu nghĩa của từ/câu trong ngữ cảnh; giá trị của các thành ngữ điển cố trong văn bản/đoạn trích; những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật củavăn bản/đoạn trích.
- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của bài văn tế được thể hiện trong văn bản/đoạn trích: nội dung hiện thực và tiếng nói trữ tình, cách khắc hoạ hình tượng... 
 Vận dụng: 
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.
Hát nói trung đại (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
 Nhận biết:
- Nhận diện được bố cục của bài hát nói; phương thức biểu đạt, thành ngữ, điển cố, hình ảnh, chi tiết, hình ảnh... trong văn bản/đoạn trích.
Thông hiểu: 
- Hiểu nghĩa của từ/câu trong ngữ cảnh; giá trị của thành ngữ, điển cố được sử dụng trong văn bản/đoạn trích; những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật củavăn bản/đoạn trích.
- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thể hát nói về nội dung và cách thể hiện tư tưởng tình cảm được thể hiện trong văn bản/đoạn trích. 
Vận dụng: 
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trí... một văn bản/đoạn trích văn tế trung đại: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
Nhận biết: 
- Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề NL.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Xác định được nội dung chính của đoạn trích .
Thông hiểu: 
- Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài văn tế theo yêu cầu của đề: tinh thần yêu nước thiết tha, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ; sự kết hợp chất hiện thực và trữ tình, cách khắc hoạ hình tượng... 
- Lí giải được một số đặc điểm của văn tế trung đại được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.
Vận dụng: 
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của văn bản/đoạn trích.
- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của văn bản/đoạn trích, đóng góp của tác giả. 
Vận dụng cao: 
- So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.
Nghị luận về văn bản/đoạn trích hát nói: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
Nhận biết: 
- Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Xác định được nội dung chính của đoạn trích.
Thông hiểu: 
- Diễn giải những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài hát nói theo yêu cầu của đề: phong cách sống tự tin, giàu bản lĩnh; tính chất phóng túng trong cách thể hiện.
- Lí giải được một số đặc điểm của hát nói trung đại được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.
Vận dụng: 
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của văn bản/đoạn trích.
- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của văn bản/đoạn trích, đóng góp của tác giả. 
Vận dụng cao: 
- So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.
Tổng
6
Tỉ lệ % 
40
30
20
10
100
Tỉ lệ chung
70
30
100
Lưu ý:
- Đối với các câu hỏi ở phần Đọc hiểu, mỗi câu hỏi cần được ra ở một chỉ báo của Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (một chỉ báo là một gạch đầu dòng)
- Những đơn vị kiến thức/kĩ năng của các bài học Tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học, Lịch sử văn học được tích hợp trong kiểm tra, đánh giá ở phần Đọc hiểu và phần viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học.
(1*) Một đoạn văn/bài văn đánh giá 4 mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao); tỉ lệ điểm cho từng mức độ được thể hiện trongđáp án và hướng dẫn chấm.
d) Đề minh họa; đáp án và hướng dẫn chấm
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ MINH HỌA
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn, lớp11
Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề
Họ và tên học sinh:... Mã số học sinh:
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ: 
Cuốc kêu cảm hứng
(Nguyễn Khuyến)
Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ,
Ấy hồn Thục đế* thác bao giờ
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ,
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.
Thâu đêm ròng rã kêu ai đó,
Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.
(Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2016, tr.28)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Chỉ ra 03 từ diễn tảtâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. 
Câu 3.Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:
Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ
Câu 4. Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: Có phải tiếc xuân mà đứng gọi/ Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) 
Phải chăng “làm một việc gì thật to lớn cho Tổ quốc mới là yêu nước”?
(Hãy để giới trẻ được thể hiện tình yêu nước tự nhiên, tuoitre.vn, 09/08/2020) 
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi trên.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trong đoạn trích sau:
Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ.
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ. 
(Trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,Ngữ văn 11, 
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.62)
.Hết.
* Thục đế: điển cũ cho rằng vua nước Thục mất nước, lúc chết hóa cuốc, nhớ nước đêm đêm lại kêu rò...ân tích chi tiết, làm rõ hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc: 2,0 điểm - 2,5 điểm
- Phân tích được hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc nhưng chưa thật chi tiết, đầy đủ: 1,0 điểm - 1,75 điểm.
- Phân tích chung chung, chưa làm rõ hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc: 0,25 điểm - 0,75 điểm.
2,5
* Đánh giá
- Với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm và hiện ra với tất cả vẻ đẹp vốn có của họ.
- Vẻ đẹp giản dị mà bi tráng của người nghĩa sĩ nông dân cùng thái độ cảm phục, ngợi ca của tác giả có tác dụng thức tỉnh tuổi trẻ hôm nay về tình yêu, trách nhiệm với đất nước. 
Hướng dẫn chấm:
-Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
-Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm:Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Học sinh đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Học sinh đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
Tổng điểm
10,0
..........................Hết............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA KIỂM TRA CUỐI KÌI
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT
Kĩ năng
Mức độ nhận thức
Tổng
% Tổng
điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Tỉ lệ
(%)
Thời gian
(phút)
Tỉ lệ
(%)
Thời gian
(phút)
Tỉ lệ
(%)
Thời gian
(phút)
Tỉ lệ
(%)
Thời gian
(phút)
Số câu hỏi
Thời gian
(phút)
1
Đọc hiểu 
15
10
10
5
5
5
0
0
04
20
30
2
Viết đoạn văn nghị luận xã hội
5
5
5
5
5
5
5
5
01
20
20
3
Viết bài văn nghị luận văn học
20
10
15
10
10
20
5
10
01
50
50
Tổng
40
25
30
20
20
30
10
15
06
90
100
Tỉ lệ % 
40
30
20
10
100
Tỉ lệ chung
70
30
100
Lưu ý: 
- Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra làcâu hỏi tự luận.	
- Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án/Hướng dẫn chấm.
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT
Nội dung kiến thức/ kĩ năng
Đơn vị
 kiến thức/kĩ năng
Mức độ kiến thức, kĩ năng 
cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
1
ĐỌC HIỂU
Thơ trung đại 
(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
 Nhận biết: 
- Xác định đề tài, hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ/đoạn thơ.
- Nhận diện được phương thức biểu đạt, thể thơ, các biện pháp tu từ... trong bài thơ/đoạn thơ.
- Nhận diện được từ ngữ, chi tiết, hình ảnh,... trong bài thơ/đoạn thơ.
Thông hiểu:
- Hiểu nghĩa của từ/câu thơ trong ngữ cảnh; hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ.
- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của thơ trung đại Việt Nam về thể loại, đề tài, cảm hứng, nghệ thuật biểu đạt được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ.
 Vận dụng: 
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ.
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.
2
1
1
0
4
Kí trung đại
(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
Nhận biết: 
- Xác định đối tượng phản ánh, hình tượng nhân vật tôi trong văn bản/đoạn trích.
- Nhận diện được phương thức biểu đạt, thành ngữ, điển cố, các biện pháp tu từ, chi tiết, hình ảnh... trong văn bản/đoạn trích.
Thông hiểu:
- Hiểu được nghĩa của từ/câu trong ngữ cảnh; giá trị của thành ngữ, điển cố; những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích.
- Hiểu được đặc điểm cơ bản của kí trung đại về nội dung phản ánh, hình tượng nhân vật tôi, ngôn ngữ biểu đạt, cách quan sát, miêu tả, ghi chép... được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.
Vận dụng: 
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.
Nghị luận trung đại (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
Nhận biết:
- Xác định thông tin được nêu trong văn bản/đoạn trích. 
- Nhận diện được phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ, thành ngữ, điển cố... trong văn bản/đoạn trích.
Thông hiểu: 
- Hiểu được nghĩa của từ/câu trong ngữ cảnh; nội dung của văn bản/đoạn trích.
- Hiểu được cách triển khai lập luận, ngôn ngữ biểu đạt; giá trị của thành ngữ, điển cố, các biện pháp tu từ... trong văn bản/đoạn trích. 
- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của nghị luận trung đại thể hiện trong văn bản/đoạn trích.
 Vận dụng: 
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.
Văn tế trung đại (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
 Nhận biết: 
- Xác định được mục đích, đối 

File đính kèm:

  • docxma_tran_bang_dac_ta_ki_thuat_va_de_kiem_tra_minh_hoa_hoc_ky.docx