Ma trận và đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quan Lan (Có đáp án chi tiết và thang điểm)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã chỉ ra những tội ác nào của giặc Minh?

Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Nước mày, nhân việc họ Hồ lỗi đạo, mượn cái danh “thương dân đánh tội” để thỏa cái thực “cướp của giết người”, lấn chiếm bờ cõi ta, nặng thuế, nghiêm hình, bòn gio đãi sạn, dẫu kẻ tiểu dân ở trong chỗ thôn cùng ngõ hẻm, cũng không được yên thân mà sống, nhân nghĩa mà như thế ư?”.

 

docx 15 trang trandan 11781
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quan Lan (Có đáp án chi tiết và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ma trận và đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quan Lan (Có đáp án chi tiết và thang điểm)

Ma trận và đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quan Lan (Có đáp án chi tiết và thang điểm)
g thức biểu đạt, thể loại của văn bản/đoạn trích. (Câu 1)
- Xác định các chi tiết tiêu biểu trong văn bản/đoạn trích. (Câu 2)
- Chỉ ra thông tin trong văn bản/đoạn trích. (Câu 3)
Thông hiểu:
- Hiểu được đặc sắc về nội dung của văn bản/đoạn trích: chủ đề, tư tưởng, vấn đề nghị luận... (Câu 4)
- Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của văn bản: lập luận, ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ... (Câu 5)
- Hiểu được một số đặc trưng của thể loại thể hiện trong văn bản/đoạn trích. 
Vận dụng:
- Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong văn bản. 
- Rút ra được những bài học, thông điệp từ nội dung văn bản. (Câu 6)
3
2
1
0
6
2
Làm văn
Nghị luận về văn bản/đoạn trích Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)
Nhận biết:
- Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.
- Giới thiệu thông tin về thời đại, tác giả, tác phẩm Đại cáo bình Ngô.
- Xác định được bố cục, nội dung chính của văn bản/ đoạn trích.
- Nhận diện từ cổ, điển tích, điển cố trong văn bản/đoạn trích.
Thông hiểu:
- Trình bày được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài cáo: là bản tuyên ngôn độc lập hoàn chỉnh nhất thời trung đại; thể hiện tư tưởng nhân nghĩa; tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc; sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và trữ tình; lập luận chặt chẽ sắc bén; giọng điệu hào hùng...
Vận dụng:
- Vận dụng những kĩ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức về tác phẩm Đại cáo bình Ngô để viết được bài văn nghị luận hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề.
- Nhận xét, đánh giá giá trị của tác phẩm, vai trò của tác giả Nguyễn Trãi trong văn học Việt Nam.
Vận dụng cao:
- Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận; vận dụng kiến thức lí luận văn học để phát hiện những vấn đề sâu sắc/mới mẻ/độc đáo trong văn bản. 
- Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. 
- Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của thông điệp trong văn bản đối với cuộc sống, xã hội hiện tại.
1
1
Tổng
7
Tỉ lệ % 
40
30
20
10
Tỉ lệ chung
70
30
SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT QUAN LAN
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn – Khối 10 
Thời gian làm bài : 90 phút
(không kể thời gian giao đề)
Đề số: 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
 Đọc đoạn trích:
  “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình;(...). Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh(...). Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào;(...). Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?...”
 (Trích Hịch tướng sĩ- Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn Giảng văn văn học Việt Nam – NXBGD, tr 175)
 Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2. Trong đoạn trích trên, Trần Quốc Tuấn đã nêu ra những việc làm sai trái gì của các tướng sĩ? 
Câu 3. Chỉ ra một biện pháp tu từ trong đoạn văn sau : “Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào;(...). Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?...”?
Câu 4. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong Câu hỏi 3?
Câu 5. Mục đích viết “Hịch tướng sĩ” của tác giả là gì?
Câu 6....i đau và nỗi nhục mất nước.
- Bằng dẫn chứng, lập luận chính xác, mỗi người dân cần có ý thức và trách nhiệm với vận mệnh dân tộc.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trả lời đúng mỗi ý: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời không đúng ý nào hoặc không trả lời: 0 điểm
0,75
6
Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Hịch của Trần Quốc Tuấn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người dân: đánh vào lòng người (công tâm kế), đánh vào tinh thần, tư tưởng làm cho mỗi người dân sống phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm hơn. 
- Trong thời đại hiện nay, khi đất nước đang sống trong cảnh hòa bình, nhưng mỗi chúng ta không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác ...
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trả lời đúng mỗi ý: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời không đúng ý nào hoặc không trả lời: 0 điểm 
1,0
II
LÀM VĂN
Cảm nhận về đoạn trích:
 “Từng nghe
 ... cũng có ”
6,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tư tưởng nhân nghĩa và lịch sử của nước Đại Việt qua các triều đại lịch sử
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
 *Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm Đại cáo bình Ngô và nội dung đoạn trích.
Hướng dẫn chấm: 
- Giới thiệu tác giả: 0.25 điểm
- Giới th
iệu tác phẩm, vấn đề nghị luận: 0.25 điểm
0,5
 Tư tưởng nhân nghĩa và lịch sử của nước Đại Việt qua các triều đại lịch sử.
 * Tư tưởng nhân nghĩa:
- Nhân: người, tình người (theo Khổng Tử)
- Nghĩa: việc làm chính đáng vì lẽ phải (theo Mạnh Tử)
=>  “Nhân nghĩa” trong quan niệm của Nguyễn Trãi.
 Kế thừa tư tưởng Nho giáo: “yên dân” - làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, hạnh phúc
=> Tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự kết hợp tinh túy giữa nhân nghĩa và thực tiễn dân tộc, tạo cơ sở vững chắc cho cuộc khởi nghĩa nhân nghĩa.
* Lời tuyên ngôn độc lập:
- Nền văn hiến lâu đời
- Cương vực lãnh thổ riêng biệt
- Phong tục Bắc Nam, đậm đà bản sắc dân tộc
- Lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần, hào kiệt đời nào cũng có.
-> Nghệ thuật liệt kê, chứng cứ hùng hồn, thuyết phục khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là chân lí không thể chối cãi.
=> Lời cảnh cáo, răn đe đanh thép những kẻ bất nhân bất nghĩa dám xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền dân tộc ta đều phải trá giá đắt, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.
- Nghệ thuật lập luận:
+ Dẫn chứng chính xác, tiêu biểu
+ Giọng văn đanh thép, hùng hồn: khi căm thù quân giặc, khi đau đớn, xót xa....
+ Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản, liệt kê, câu hỏi tu từ, ẩn dụ...
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm
- Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm - 1,25 điểm.
- Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm
2,5
* Đánh giá: 
- Nghệ thuật: Cảm hứng anh hùng ca, giọng điệu linh hoạt uyển chuyển, liền mạch. Sử dụng thành công các biện pháp tu từ...
=> Áng văn chính luận xuất sắc.
 - Nội dung: Nguyễn Trãi (thay Lê Lợi) đứng trên lập trường nhân bản tuyên bố nền độc lập, chủ quyền của dân tộc. 
=> Lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 0,5 điểm
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,5
e. Sáng tạo: vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề (tinh thần yêu nước, căm thù giặc) với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
Hướng dẫn chấm
- Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm.
1,0
Tổng điểm
10,0
SỞ GD & ĐT QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT QUAN LẠN
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn
Đề số 2
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4,0
1
Các phương thức biểu đạt: nghị luận, biểu cảm, tự sự.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đúng từ 02 phương thức biểu đạt trở lên: 0,5 điểm;
- Học sinh trả lời đúng 01 phương thức biểu đạt: 0,25 điểm;
- Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt: 0 điểm.
0,5
2
Tội ác của giặc Minh: cướp nước, lấn chiếm bờ cõi, nặng thuế, nghiêm hình...
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh nêu đúng được 03 tội ác trở lên: 0,5 điểm.
- Học sinh nêu đúng được 02 tội ác: 0,25 điểm
- 
Học sinh không nêu được ý nào: 0 điểm.
0,5
3
Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu :
- Liệt kê: mượn cái danh “thương dân đánh tội” để thỏa cái thực “cướp của giết người”,

File đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_2_mon_ngu_van_lop_10_nam.docx