Ma trận và đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quan Lan (Có đáp án và thang điểm)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Trong câu chuyện, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào?

Câu 3. Trong câu chuyện, người đầy tớ xin tiền chủ nhà để làm gì?

Câu 4. Theo anh/chị, chi tiết người đầy tớ mượn ông chủ cái chày giã cua có ý nghĩa gì?

 

docx 10 trang trandan 6400
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quan Lan (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ma trận và đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quan Lan (Có đáp án và thang điểm)

Ma trận và đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Quan Lan (Có đáp án và thang điểm)
1
ĐỌC HIỂU
Đọc hiểu các văn bản/ đoạn trích sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười 
(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
Nhận biết:
- Xác định được phương thức biểu đạt, thể loại của văn bản/đoạn trích.
- Xác định được cốt truyện, các sự việc, chi tiết tiêu biểu, nhân vật trong văn bản/đoạn trích.
- Chỉ ra thông tin trong văn bản/đoạn trích.
- Nhận diện đặc điểm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp, các nhân tố tham gia giao tiếp thể hiện trong văn bản/đoạn trích.
Thông hiểu:
- Hiểu được đặc sắc về nội dung của văn bản/đoạn trích: chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, ý nghĩa của sự việc chi tiết tiêu biểu
- Hiểu được đặc sắc về nghệ thuật của văn bản/ đoạn trích: nghệ thuật trần thuật, xây dựng nhân vật, chi tiết hoang đường kì ảo
- Hiểu được một số đặc trưng của tự sự dân gian thể hiện trong văn bản/đoạn trích.
Vận dụng:
- Nhận xét giá trị của các yếu tố nội dung, hình thức trong văn bản/đoạn trích.
- Rút ra được thông điệp, bài học cho bản thân từ nội dung văn bản/đoạn trích.
3
2
1
0
6
2
LÀM VĂN
- Nghị luận về văn bản/đoạn trích tự sự dân gian:
+ Chiến thắng Mtao Mxây (trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)
+ Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
+ Uy-lít-xơ trở về (trích Ô-đi-xê – sử thi Hi Lạp)
+ Tấm Cám
+Tam đại con gà
+ Nhưng nó phải bằng hai mày
Nhận biết:
- Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.
- Nêu được thể loại, cốt truyện, đề tài, nhân vật, các chi tiết, sự việc nổi bật của văn bản/đoạn trích. 
Thông hiểu:
- Trình bày được những giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm/đoạn trích theo yêu cầu đề bài: kì tích của người anh hùng thời cổ đại; bài học dựng nước và giữ nước; xung đột thiện - ác, ước mơ công bằng xã hội; cái nhìn châm biếm sâu sắc và những bài học thiết thực; cách kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật...
Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng tạo lập văn bản, kiến thức về tự sự dân gian để viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề bài.
- Đánh giá, nhận xét giá trị của văn bản/đoạn trích.
Vận dụng cao: 
- Liên hệ, so sánh với các tác phẩm khác để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận; vận dụng kiến thức lí luận văn học để có những phát hiện sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
- Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
- Đánh giá được vai trò, ý nghĩa của thông điệp trong văn bản đối với cuộc sống, xã hội hiện tại.
Tổng
30
7
Tỉ lệ %
40
30
20
10
Tỉ lệ chung
70
30
SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT QUAN LAN
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Ngữ văn – Khối 10
Thời gian làm bài : 90 phút
(không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản:
Một hôm, chủ nhà bảo anh đầy tớ về quê có việc, người đầy tớ xin mấy đồng tiền để uống nước dọc đường. 
Chủ nhà ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: 
- Thằng này ngốc thật, hai bên đường thiếu gì ao hồ. Khát nước thì xuống đó mà uống, tìm vào quán xá cho nó phiền phức. 
- Thưa ông, độ này trời đang cạn, ao hồ ruộng nương cạn khô hết cả. 
- Thế thì tao cho mày mượn cái này!
Nói rồi đưa cho anh đầy tớ cái khố tải. Người này chưa hiểu ra sao, thì chủ nhà đã giải thích luôn cho biết ý tứ:
- Vận vào người, khi khát vặn ra mà uống.
Người đầy tớ liền thưa:
- Dạ, trời nóng thế này vận khố tải ngốt lắm! Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy. 
- Để mày làm gì chứ?
- Dạ, vắt cổ chày ra nước ạ!
(Vắt cổ chày ra nước, Tinh hoa văn học dân gian người Việt- Truyện cười, 
NXB Khoa học xã hội, 2009, tr.119-120)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Trong câu chuyện, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào?
Câu 3. Trong câu chuyện, người đầy tớ xin tiền chủ nhà để làm gì?
Câu 4. Theo anh/chị, chi tiết người đầy tớ mượn ông chủ cái chày giã cua có ý nghĩa gì?
Câu 5. Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người?
Câu 6. Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

File đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_10_nam.docx