Bài giảng Ngữ văn Khối 7 - Bài: Thành ngữ

+ Nhóm 1:

 Cho thành ngữ “mưa to, gió lớn”

? Em cho biết nghĩa của thành ngữ trên chỉ (miêu tả) điều gì?

? Vậy nghĩa của thành ngữ này được bắt nguồn từ đâu?

Nhóm 2:

 Cho thành ngữ “nhanh như chớp”

? Hãy giải thích, cho biết nghĩa đen, nghĩa bóng của thành ngữ trên?

? Thành ngữ trên được hiểu theo nghĩa trực tiếp (nghĩa đen) hay nghĩa chuyển (nghĩa bóng)?

? Nếu hiểu theo nghĩa chuyển thì chuyển nghĩa thông qua phép tu từ nào?

Nhóm 3:

 Cho thành ngữ “lên thác xuống ghềnh”

? Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của thành ngữ trên?

? Cho biết nghĩa bóng của thành ngữ này được hiểu thông qua phép tu từ nào?

 

ppt 24 trang trandan 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Khối 7 - Bài: Thành ngữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Khối 7 - Bài: Thành ngữ

Bài giảng Ngữ văn Khối 7 - Bài: Thành ngữ
+ Nhóm 3: 
 Cho thành ngữ “ lên thác xuống ghềnh ” 
? Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của thành ngữ trên? 
? Cho biết nghĩa bóng của thành ngữ này được hiểu thông qua phép tu từ nào? 
+ Thành ngữ “ Mưa to, gió lớn ”: 
-> nghĩa của thành ngữ này được bắt nguồn (hiểu) từ nghĩa đen của các từ tạo nên. 
+ Thành ngữ “ Nhanh như chớp ”: 
-> luồng ánh sáng phát ra rất nhanh khi trời sắp có mưa hoặc đang mưa (nghĩa đen). 
-> chỉ một hành động rất nhanh, chớp nhoáng, mau lẹ (nghĩa bóng). 
-> hiểu theo phép chuyển nghĩa so sánh. 
-> chỉ hiện tượng trời mưa rất to kèm theo gió lớn, sấm chớp. 
+ Thành ngữ “ lên thác xuống ghềnh ” 
-> nói về việc khó khăn, vất vả, nguy hiểm khi đi lại vì địa hình rất hiểm trở (nghĩa đen). 
-> Chỉ (ví với) sự khó khăn hiểm nguy, gian nan, vất vả (nghĩa bóng). 
-> hiểu theo phép chuyển nghĩa ẩn dụ. 
 * Ghi nhớ: 
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định,biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó, nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh. 
“Đứng núi này trông núi nọ ” 
Ví dụ: 
“Đứng núi này trông núi kia ” 
“Đứng núi này trông núi khác ” 
 - Lưu ý: tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định. 
a/ Thân em vừa trắng lại vừa tròn 
 Bảy nổi ba chìm với nước non 
 (Hồ Xuân Hương) 
b) Sơn hào hải vị là những món ăn các lang mang tới trong ngày lễ Tiên Vương. 
 (Sự tích Bánh trưng bánh giày ) 
c/ Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang 
 (Tô Hoài) 
d/ Bạn Hà đi chậm như rùa . 
Ví dụ: 
Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu, cụm từ trong các ví dụ dưới đây? Các thành ngữ (in đậm) giữ chức vụ gì trong câu, trong cụm từ? 
a/ Thân em vừa trắng lại vừa tròn 
 Bảy nổi ba chìm với nước non 
CN 
VN2 
VN1 
b) Sơn hào hải vị là những món ăn các lang mang tới trong ngày lễ Tiên Vương. 
CN 
VN 
c/ .. phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt .. 
DT 
Phụ ngữ trong cụm danh từ 
d/ Bạn Hà đi chậm như rùa . 
ĐT 
Phụ ngữ trong cụm động từ 
 So sánh hai cách diễn đạt sau: 
+ Cách diễn đạt (sử dụng thành ngữ): 
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn 
Bảy nổi ba chìm với nước non”. 
+ Cách diễn đạt (không sử dụng thành ngữ): 
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn 
Long đong, gian truân, phiêu bạt với nước non”. 
 => Diễn đạt ngắn gọn, hàm súc là lời ít mà ý nhiều. Có tính hình tượng cao là lời nói sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ, tăng thêm hiệu quả giao tiếp. 
=> Diễn đạt dài dòng, không cô đọng, không có tính hình tượng và ít có tác dụng biểu cảm. 
Vì vậy mà thành ngữ được dùng nhiều trong giao tiếp, trong thơ, văn. 
- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, ... 
- Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. 
* Ghi nhớ: 
Bài 1 (Sgk/T.145) 
Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây: 
a/ Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. 
	 (Bánh chưng, bánh giầy) 
b/ Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. 
 (Thạch Sanh) 
 c/ “ Chốc đà mười mấy năm trời, 
 Còn ra khi đã da mồi tóc sương” 
 (Truyện Kiều) 
a/ Thành ngữ: “sơn hào hải vị”, “nem công chả phượng” 
+ sơn hào hải vị : những món ăn ngon, quý hiếm được chế biến từ những sản vật ở núi và biển. 
+ nem công chả phượng: những món ăn ngon, sang trọng và quý hiếm. 
Bài 1 (Sgk/T.145) 
b/ Thành ngữ: “khỏe như voi”, “tứ cố vô thân” 
+ Khỏe như voi: sức khỏe hơn người

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_khoi_7_bai_thanh_ngu.ppt