Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7

Câu 1. (2,0 điểm)Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:

 “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”. (Vũ Tú Nam)

 

doc 61 trang trandan 07/10/2022 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7

Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7
iện lòng người. Ca dao là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng.
	Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
.............................................Hết.............................................
ĐÁP ÁN
Phần I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện.
- Nếu có việc chi tiết hóa điểm các ý cần phải đảm bảo không sai lệnh với tổng điểm và được thống nhất trong toàn hội đồng chấm thi.
- Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn.
Phần II. Đáp án và thang điểm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1. (2,0 điểm)
- Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn: 
 + Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
 + Biện pháp tu từ: Nhân hóa (mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung). So sánh (mặt đất như muốn thở dài).
- Phân tích: 
	+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm. 
	+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
	+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.
Þ Các từ láy diễn tả về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
2,0
1,0
1,0
Câu 2. (8,0 điểm)
a. Cảm nhận về đoạn trích 
- Nỗi đau buồn của hai anh em phải xa nhau khi gia đình đổ vỡ.
- Sự yêu thương, nhường nhịn, lo lắng, tình cảm thắm thiết, gắn bó của Thành và Thủy.
b. Học sinh viết đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình 
- Yêu cầu về mặt kỹ năng: Hình thức là một bài văn ngắn, diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, không mắc các lỗi câu, chính tả; có sự thống nhất chủ đề trong toàn đoạn.
- Yêu về mặt kiến thức: Trên cơ sở nội dung đoạn trích trongvăn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" học sinh cần làm rõ một số ý cơ bản:
+ Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, được thể hiện một cách phong phú, đa dạng trong cuộc sống.
+ Trong đời sống mỗi người, tình cảm gia đình có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc 
+ Hiện nay, tình trạng hôn nhân đổ vỡ, tình cảm gia đình bị rạn nứt ngày một nhiều dẫn đến những cuộc chia ly, gây tổn thương cho tâm hồn những đứa trẻ và nhiều hệ lụy khác cho xã hội.
+ Mỗi người cần trân trọng, gìn giữ, xây dựng tình cảm gia đình bền vững, vượt qua khó khăn, thử thách, không để xảy ra chia lìa, đổ vỡ
8,0
1,0
7,0
Câu 3. (10 điểm)
* Yêu cầu chung: Học sinh biết làm bài văn chứng minh gồm có ba phần rõ ràng. Chú ý các dẫn chứng đưa ra cần có sự phân tích chứ không phải là bài liệt kê dẫn chứng. Diễn đạt trong sáng, lưu loát và không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả. 
* Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài
Giới thiệu về ca dao và dẫn dắt nhận định. 
b. Thân bài 
* Giải thích 
- Người lao động xưa thường dùng ca dao để bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình. Ca dao là tiếng hái tâm tình của người lao động. Những cảm xúc, suy nghĩ những tình cảm được biểu hiện trong ca dao có sự gắn bó trực tiếp với những cảnh ngộ nhất định. 
- Ca dao chủ yếu được sáng tác theo thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc mượt mà sâu lắng vì thế người nghệ sĩ dân gian đã dùng ca dao để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình.
- Ca dao đã diễn tả phong phú và tinh tế đời sống tâm... bản thân về lòng biết ơn.
- Cần biết ơn và quí trọng thầy cô trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dù sau này trở thành người tài giỏi, địa vị cao sang cũng luôn nhớ và kính trọng thầy cô giáo, những người đã dạy dỗ em nên người.
- Biết ơn thầy cô không phải đem quà cáp tặng thầy cô mà chỉ cần những cử chỉ lời nói lễ phép, kính trọng. Đó là món quà quí giá nhất.
2,0
Giám khảo cân nhắc các mức thang điểm trên cho điểm phù hợp.
2.
1) Yêu cầu:
a, Về hình thức: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, trôi chảy, có cảm xúc.
b, Về nội dung:
Học sinh trình bày trên cơ sở hiểu biết về ý nghĩa của ca dao, làm nổi bật được: “Tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước” trong ca dao.
A. Mở bài : Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn ý kiến.
1,0
B. Thân bài :
* Giải thích:
Nước ta có một nền văn hóa nước lâu đời. Cuộc sống của nhân dân luôn gắn liền với làng quê, cây đa, bến nước, con đò và đồng quê thẳng cánh cò bay. Từ khi cất tiếng khóc chào đời người nông dân xưa đã gắn bó với làng quê và với họ ca dao là những câu hát dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ trái tim.” Qua ca dao, họ gửi trọn tình yêu cho những người thân ruột thịt của mình, cho ruộng đồng, lũy tre, cho quê hương, đất nước.
2,0
* Chứng minh tình cảm trong ca dao được thể hiện:
- Tình cảm gia đình đằm thắm được ca dao thể hiện qua:
+ Lòng kính yêu với ông bà, cha mẹ. (dẫn chứng – phân tích)
+ Tình cảm anh em, tình nghĩa vợ chồng. (dẫn chứng – phân tích)
- Tình yêu quê hương đất nước được ca dao thể hiện qua:
+ Lòng tự hào yêu mến, gắn bó với xóm làng thân thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quê hương, đất nước. (dẫn chứng – phân tích)
+ Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó với nếp sống, phong tục, tập quán tốt đẹp và những địa danh nổi tiếng của đất nước. (dẫn chứng – phân tích).
5,0
* Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình yêu quê hương đất nước được nhân dân ta thể hiện trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện ở nhiều phương diên, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đọc ca dao ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, về cảnh đẹp làng quê, non sông đất nước mình mà còn cảm phục, trân trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của người dân lao động.
1,0
C. Kết bài :
- Khẳng định ý nghĩa của ca dao .
- Liên hệ cảm nghĩ bản thân .
1,0
2) Thang điểm.
- Điểm 9-10: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc, dẫn chứng phong phú, phân tích và bình giá tốt, làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt trong sáng. Có thể còn một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, phân tích và bình giá chưa thật sâu sắc.
- Điểm 5-6: Bài làm có bố cục, có luận điểm nhưng dẫn chứng chưa phong phú, văn viết chưa hay, còn một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 3-4: Bài làm thể hiện được luận điểm nhưng dẫn chứng quá sơ sài hoặc chưa lấy được dẫn chứng, chỉ bàn luận chung chung, dẫn chứng mang tính liệt kê. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Điểm 1-2: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
Các điểm 1,3, 5: Giám khảo cân nhắc các mức thang điểm trên cho điểm phù hợp.
1,0đ
Đề 12
ĐỀ BÀI.
Câu 1 (5 điểm)
	Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
"Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.           
Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông trời hửng dần. Những bông hoa thược dược đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.                          
	(...) Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm bao trùm lên cảnh vật ".
(Cuộc chia tay của những con búp bê- Khánh Hoà Ngữ văn 7, Tập một, NXB Giáo dục, 2016)
a. "Chúng tôi" được nhắc đến trong đoạn là những nhân vật nào? 
b. Trong đoạn văn nhân vật có nói: "tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này", em hãy cho biết nhân vật muốn nhắc đến điều gì?                 
c. Em hãy phân tích đoạn văn để thấy được: Đoạn văn đã khắc họa rất thành công nội tâm nhân vật thông qua việc miêu tả ngoại cảnh.
d. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: “Được sống trong tình yêu thương của gia đình là niềm hạnh phúc của trẻ thơ”. Hãy nêu suy nghĩ của em về quan niệm trên bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 2 (5 điểm)	
	Có ý kiến cho rằng: "Thơ ca là tiếng nói của trái tim", qua h...ch dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.
-> Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.
=> Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả.
+ Thơ ca là tiếng nói của tình yêu quê hương, đất nước.
- Trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”: Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi....Ta cảm nhận được một tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ. Đó là một trong những biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.
- Trong bài thơ “ Tiếng gà trưa”: Tình yêu gia đình gắn với người bà đã lớn lên thành tình yêu quê hương, nơi có tiếng gà cục tác. Từ tình yêu quê hương, nó lớn dần thành tình yêu tổ quốc, thành quyết tâm đứng lên bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng ấy trong tâm tưởng người cháu.
- Nhà văn I-li-a Ê-ren-bua từng viết: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quyết tâm lên đường của người cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” cũng bắt nguồn từ những tình cảm giản dị ấy. Ấy là tình bà cháu, bình dị nơi làng quê ngõ xóm nhưng thật thiêng liêng bởi nó làm nên tình yêu Tổ quốc.
* Đánh giá khái quát: 
- Quả đúng là thơ là tiếng nói của trái tim thể hiện tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ truyền đến trái tim người đọc.
- Hai tác giả sống ở hai thời đại khác, hai bài thơ được viết theo hai thể thơ khác nhau nhưng đều đã thể hiện thật hay, thật xúc động về những tình cảm, cảm xúc thiêng liêng của con người: tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình yêu quê hương đất nước...
- Ngoài hai bài thơ trên còn có nhiều bài thơ khác cũng thể hiện rất hay, rất sâu sắc về tình cảm, cảm xúc của con người ( kể tên một vài bài thơ)
c. Kết bài:
- Khẳng định lại nhận định.
- Liên hệ đến tình cảm, cảm xúc của bản thân.
4.5
0.25
0.5
1.0
1.0
1.0
0.5
0.25
4. Sáng tạo:Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ, đánh giá riêng , sự phát hiện mới mẻ. 
0.5
 ****************************************************
ĐỀ 31
ĐỀ BÀI
Câu 1. (4 điểm)
	Đọc đoạn trích sau: 
	Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. (a) thuộc phủ X. (b) xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
	Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm.
	Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.
	 (Trích Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn, Ngữ văn 7, tập 2)
	1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
	2. Xác định các từ láy trong đoạn trích.	
	3. Tìm trong đoạn trích các câu đặc biệt.
	4. Qua đoạn trích, hình ảnh thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào?
Chú thích: (a), (b) Nguyên văn in: XXX.
Câu 2. (6 điểm)
	Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
	(Theo Ngữ văn 7, tập 1)
	Từ ý kiến trên, hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của tổ ấm gia đình với cuộc đời mỗi con người.
Câu 3. (10 điểm)
	Nhận xét về thơ có ý kiến cho rằng:
	Thơ là tiếng lòng.
	(Diệp Tiếp)
	Em hãy làm rõ “tiếng lòng” của Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng”.
--------------------------------HẾT-------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
CÂU 1
ĐỌC HIỂU
4.0
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: tự sự.
0.5
2. Các từ láy: tầm tã, bì bõm, lướt thướt, xao xác, cuồn cuộn
1.0
3. Các câu đặc biệt: 
+ Gần một giờ đêm.
+ Than ôi!
+ Lo thay!
+ Nguy thay!
1.0
4. Hình ảnh thiên nhiên và con người hiện lên hết sức cụ thể:
- Mưa gió dữ dội, đê sắp vỡ.
- Những người dân hộ đê làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. 
-> Cảnh tượng tương phản khiến tác giả lo lắng, thốt lên xót xa, đau đớn trước tình thế tuyệt vọng của người dân lúc này.
1.5
CÂU 2
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
6.0
A. YÊU CẦU VỀ KĨ NĂNG
- Đây là kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Học sinh biết cách lập luận, diễn đạt mạch lạc. Văn có cảm xúc
B. YÊU CẦU NỘI DUNG
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài:
I. MỞ BÀI
Giới thiệu vấn đề, trích dẫn ý kiến. 
0.5
II. THÂN BÀI
5.0
1. Giải thích
- Giải thích “gia đình” là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, là ông bà, bố 

File đính kèm:

  • docgiao_an_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7.doc