Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 61: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt nằm giữa hai huyện Ba Bể, Chợ Đồn thuộc tỉnh Bắc Kạn. Hồ dài 8km, rộng 3km, nằm trên độ cao 145m so với mặt nước biển và được hình thành từ cách đây hơn 200 triệu năm do cuộc kiến tạo lục địa Đông Nam Á cuối kỷ Camri đã đưa một khối nước khổng lồ với bề mặt xấp xỉ 5 triệu m2 và chiều dày hơn 30m lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ Ba Bể. Đá vôi tại vùng hồ Ba Bể có niên đại 450 triệu năm và là đá vôi cổ có đặc điểm kiến tạo rất đặc biệt đáy hồ Ba Bể có một lớp đất sét dày tới 200m. Hồ Ba Bể có chiều dài hơn 8km, chỗ rộng nhất khoảng 3km, sâu khoảng 20 đến 30m. Hồ ở độ cao 145m so với mặt nước biển, diện tích mặt hồ khoảng 500 ha được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi có nhiều suối ngầm và hang động. Giữa lòng hồ có hai đảo nhỏ nổi lên (đảo An Mạ và đảo Bà Góa).

ppt 37 trang trandan 08/10/2022 3760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 61: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 61: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Bài giảng Ngữ văn Lớp 10 - Tiết 61: Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh
H CHUẨN XÁC HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH 
Các tác phẩm chính của Nguyễn Trãi 
Côn Sơn – nơi Nguyễn Trãi về ở ẩn 
Dàn ý gợi ý  
Cuộc đời 
Năm sinh, mất 
Quê quán, xuất thân 
Các mốc chính 
2. Sự nghiệp 
Tác phẩm chính 
Đóng góp (Nội dung, nghệ thuật) 
+ Văn chính luận 
+ Thơ trữ tình 
Đoạn văn thuyết minh về Nguyễn Trãi 
Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai,sinh năm 1380 và mất năm 1442, quê ở Nhị Kê ( Hà Tây), phụ thân là Nguyễn Phi Khanh, phụ mẫu là Trần Thị Thái có xuất thân từ dòng dõi quý tộc. Ông là người thông minh từ nhỏ, rất chịu khó học, năm 1400 ông đỗ Thái học sinh. Hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh tràn sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Kh a nh bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo chăm sóc cha. Sau đó ông đã trở về và góp phần làm nên chiến thắng cho dân tộc vào 10 năm sau đó. 
	 Sau khi đất nước trở lại yên bình, chán ngán với chốn quan trường, ông đã xin về ở ẩn. Năm 1442 Nguyễn Trãi và dòng tộc đã phải mang nỗi oan giết vua bị tru di tam tộc và đến năm 1464 Lê Thánh Tông mới giải tỏa nỗi oan này cho Nguyễn Trãi . 
	 Nguyễn Trãi còn để lại cho kho tàng văn học dân tộc rất nhiều những tác phẩm có giá trị: về quân sự và chính trị, Nguyễn Trãi có ” Quân trung từ mệnh tập” , “Bình ngô đại cáo ” , Về lục sử có “ Lam Sơn thực lục” và ” Dư địa chí ” , v ề văn học có “ Ức trai thi tập, Quốc Âm thi tập ” Thơ văn Nguyễn Trãi luôn thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa, triết lí thế sự , tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước, thương dân. 
Câu 2: Khi thuyết minh về một tác phẩm văn học , cần đảm bảo tính chuẩn xác về: 
 A. Hoàn cảnh ra đời, cốt truyện, nhân vật, các sự việc chính. 
 B. Hoàn cảnh ra đời, tên tác phẩm, nhân vật, các sự việc chính. 
 C. Tên tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, đặc sắc về nội dung, nghệ thuật. 
 D. Tên tác phẩm, cốt truyện, nhân vật, sự việc chính, giá trị nội dung. 
CỦNG CỐ BÀI HỌC 
Câu 1: Biện pháp nào không phải là biện pháp cơ bản nhằm bảo đảm tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh: 
 A. Phải thu thập tài liệu tham khảo về vấn đề cần thuyết minh. 
 B. Phải xem phim, ảnh về vấn đề cần thuyết minh. 
 C. Chú ý đến thời điểm xuất bản tài liệu để cập nhật thông tin. 
 D. Phải tìm hiểu thấu đáo về vấn đề cần thuyết minh. 
 Câu 3: Câu nào sau đây nêu đúng về tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh: 
 A. Văn bản giàu số liệu thống kê, nhiều hình ảnh và chi tiết cụ thể. 
 B. Phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy. 
 C. Văn bản có sức lôi cuốn và thu hút sự chú ý của người đọc. 
 D. Văn bản mang đậm cảm xúc của người viết. 
 Câu 4: Dòng nào sau đây không phải là biện pháp cơ bản tạo nên tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh? 
 A. Sử dụng nhiều hình tượng sinh động. 
 B. Câu văn phải biến hóa, linh hoạt. 
 C. Kết hợp với các sự tích, truyền thuyết thích hợp. 
 D. Khách quan, khoa học. 
CỦNG CỐ BÀI HỌC 
Tự sự 
Phân biệt văn thuyết minh với tự sự, nghị luận, biểu cảm.. 
Thuyết minh 
Nghị luận 
 G iúp người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu rõ về bản chất của sự vật (hiện tượng) , trả lời các câu hỏi: đặc điểm, lợi ích, vì sao? 
Biểu cảm 
Sự việc trong tự sự thường được kể theo một trình tự nhất định ( chuyện gì, ai, xảy ra lúc nào? ở đâu ? 
Để thuyết phục người đọc, sử dụng luận điểm, luận cứ và các phương pháp lập luận 
Bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết trước một đối tượng, sự vật, sự việc . 
CỦNG CỐ BÀI HỌC 
TÍNH CHUẨN XÁC HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH 
kÕt thóc bµi gi¶ng 
Xin tr©n träng c¶m ¬n quý thÇy c«...! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_10_tiet_61_tinh_chuan_xac_hap_dan_cua.ppt