Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

1. Tác giả - Nguyễn Khuyến

Quê quán: Sinh tại quê mẹ làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, dưới chân núi Quế nên sau này lấy hiệu là Quế Sơn. Lớn lên và sinh sống ở quê cha làng Vị Hạ, xã Yên Đổ (thuộc tổng Yên Đổ), huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Gia đình: Nhà nho nghèo có truyền thống khoa bảng 

Cuộc đời: Nhà nghèo, từng có khoảng thời gian cha mất phải đi kiếm ăn nuôi gia đình.

 

pptx 34 trang trandan 06/10/2022 2140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

Bài giảng Ngữ văn Lớp 11 - Văn bản: Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
CÂU HỎI Ô SỐ 6: Nguyễn Khuyến là người có tấm lòng 
QUAY VỀ 
7 
CÂU HỎI Ô SỐ 7: Đây là thái độ của tác giả Nguyễn Khuyến với chính quyền thực dân Pháp? 
QUAY VỀ 
8 
CÂU HỎI Ô SỐ 8: Đây là từ chỉ màu trời trong cả ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến? 
QUAY VỀ 
9 
CÂU HỎI Ô SỐ 9: Thu điếu được viết theo thể thơ nào? 
QUAY VỀ 
10 
CÂU HỎI Ô SỐ 10: Đây là từ ngữ miêu tả hình ảnh chiếc thuyền trong bài Thu điếu? 
QUAY VỀ 
11 
CÂU HỎI Ô SỐ 11: Đây là tư thế suy tư của nhân vật trữ tình trong bài thơ? 
QUAY VỀ 
12 
CÂU CÁ 
MÙA THU 
NGUYỄN KHUYẾN 
I 
TIỂU DẪN 
1. Tác giả - Nguyễn Khuyến 
Quê quán : Sinh tại quê mẹ làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, dưới chân núi Quế nên sau này lấy hiệu là Quế Sơn. Lớn lên và sinh sống ở quê cha làng Vị Hạ, xã Yên Đổ (thuộc tổng Yên Đổ), huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 
Gia đình : Nhà nho nghèo có truyền thống khoa bảng  
Cuộc đời : Nhà nghèo, từng có khoảng thời gian cha mất phải đi kiếm ăn nuôi gia đình. 
Bản thân : Từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, học giỏi 
Học vấn : Năm 1864, Nguyễn Khuyến thi Hương đỗ Giải nguyên trường Hà Nội, cùng khoá với hai người bạn thân là Dương Khuê và Bùi Văn Quế. Vì đỗ đầu cả ba kỳ thi nên Nguyễn Khuyến được vua Tự Đức ban cờ biển viết hai chữ “Tam nguyên”, được người đời xưng tụng là : Tam nguyên Yên Đổ. 
1. Tác giả - Nguyễn Khuyến 
Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.  
Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn: phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.  
Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là ở mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng 
1. Tác giả - Nguyễn Khuyến 
Ảnh hưởng thi pháp thơ Đường: 
Tĩnh – Động 
Không gian – Thời gian 
Hữu hạn – Vô hạn 
Cảnh – Tình 
Nằm trong chùm thơ gồm 3 bài: 
Thu điếu: Câu cá mùa thu 
Thu vịnh: Làm thơ mùa thu 
Thu ẩm: Uống rượu mua thu 
2. Tác phẩm 
II 
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
“Ao thu lạnh lẽ nước trong veo,  
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” 
1. Cảnh thu 
a. Hai câu đề 
- Khung cảnh : ao thu, chiếc thuyền câu. Ao thu “nước trong veo” có thể nhìn sâu vào tận đáy. Gió heo may của mùa thu toả ra khí thu “lạnh lẽo” bao trùm không gian. => H ình ảnh bình dị, gần gũi với quê hương 
- Không gian mùa thu không mở ra bát ngát mà thu hẹp lại trên một ao thu rồi đến một chiếc thuyền câu đã bé lại càng bé hơn như muốn thu mình vào cảnh "bé tẻo teo". “Bé tẻo teo” nghĩa là rất bé nhỏ, âm điệu của vần thơ cũng gợi ra sự bé nhỏ của cảnh vật 
- Điểm nhìn đi từ cái nhìn bao quát đến cận cảnh: từ ao thu đến chiếc thuyền câu 
- Đường nét, sắc thái tinh tế của cảnh thu được bộc lộ qua các từ ngữ: "lạnh lẽo", " trong veo", "tẻo teo" => cảnh thu cảnh thu vắng, lạnh, có chút đìu hiu 
“Ao thu lạnh lẽ nước trong veo,  
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” 
1. Cảnh thu 
a. Hai câu đề 
Thuyền câu 
Ngõ trúc 
Bầu trời 
Mặt ao 
KHÔNG GIAN NHỎ, HẸP 
KHÔNG GIAN THU NHIỀU HƯỚNG, SINH ĐỘNG 
CẢNH THU ĐƯỢC ĐÓN NHẬN TỪ ĐIỂM NHÌN GẦN CAO XA, CAO XA GẦN 
Cảnh thu hiện lên hết sức quen thuộc đối với làng quê Bắc Bộ Việt nhưng lại đìu hiu, vắng, lạnh và cái lạnh dường như thấm cả không gian. Phải chăng cái lạnh của không gian cũng là cái lạnh của lòng người 
1. Cảnh thu 
a. Hai câu đề 
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí 
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” 
1. Cảnh thu 
b. Hai câu thực 
- Sắc màu : màu xanh biếc của sóng nước và sắc vàng của lá hòa thành màu sắc kì diệu của mùa thu 
- Đường nét : gió thu thoáng nhẹ, sóng gợn nhẹ nhàng, lá bay khẽ khàng. Gió thổi nhẹ cũng đủ làm cho chiếc lá thu màu vàng “sẽ đưa vèo”, làm cho sóng biếc lăn tăn từng làn từng làn “hơi gợn tí” =>  tô đậm thêm cái tĩnh lặng của mùa thu. 
- Phép đối làm nổi bật nét thu, tô đậm cái nhìn thấy và cái nghe thấy. Lấy cái lăn tăn của sóng “h

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_van_ban_cau_ca_mua_thu_nguyen_khuye.pptx