Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích“fake news” có nghĩa là gì?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “một lời nói dối, sám hối bảy ngày”?

Câu 4. Từ đoạn trích trên anh/chị hãy rút ra bài học sâu sắc nhất cho bản thân.

 

doc 4 trang trandan 06/10/2022 6200
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)

Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)
i thế kia
	[] Ông bà ta vẫn thường dạy “một lời nói dối, sám hối bảy ngày”. Không biết những người dựng tin nói dối có biết sám hối hay không. Nhưng bất cứ một lời nói dối nào cũng có tác hại như một loài cỏ độc, bám rễ và ăn sâu trong tâm hồn của người dung dưỡng nó. Điều bị bào mòn và huỷ hoại trước tiên không phải là những nạn nhân của lời nói dối, nhưng chính là nhân cách của người nói dối. Hình phạt dành cho kẻ nói dối là chẳng những không một ai tin mình, mà chính mình cũng chẳng tin được một ai (G. Bernard Shaw). Chúng ta cần cẩn trọng và có trách nhiệm trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông, để không tự biến mình thành người cộng tác với những lời nói dối, những kiểu thông tin làm mất bình an và gây chia rẽ. 
(Trích Tin giả - Fake news" giữa mùa đại dịch – Vatican.com)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Theo đoạn trích“fake news” có nghĩa là gì? 
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu: “một lời nói dối, sám hối bảy ngày”?
Câu 4. Từ đoạn trích trên anh/chị hãy rút ra bài học sâu sắc nhất cho bản thân.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 	
Câu 1 (2.0 điểm) 
	Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về tác hại của tin giả.
Câu 2 (5.0 điểm)
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
 (Từ ấy -Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11 tập 2)
	Phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy của tác giả Tố Hữu.
(Nên trích văn bản).
----------------------- Hết -----------------------
Giám thị không giải thích gì thêm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN
NỘI DUNG
ĐIỂM
ĐỌC HIỂU
Câu 1. Nghị luận.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm
0,75
Câu 2. Theo đoạn trích fake news là tin giả , thông tin sai sự thật, gọi nôm na là tin vịt, tin đồn nhảm, tin đặt điều bịa chuyện.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm
0,75
Câu 3.
 - Nghĩa của câu “ một lời nói dối, sám hối bẩy ngày” tức là một lời nói dối khiến con người phải ăn năn hối lỗi 7 ngày. Khi nói dối con người sẽ luôn sống trong cảm giác tội lỗi, không bao giờ thanh thản, yên bình.
- Câu nói đã khẳng định tác hại của việc nói dối và khuyên con người không nên nói dối.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời đủ ý theo đáp án : 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được ý 1: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được ý 2: 0,25điểm
- Học sinh không trả lời được hoặc trả lời sai: không cho điểm.
1,0
Câu 4. 
Học sinh có thể rút ra một bài học sâu sắc nhất với bản thân.
Có thể theo gợi ý sau:
Biết lựa chọn thông tin.
Có trách nhiệm với việc đưa tin.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm
- Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm.
0,5
LÀM VĂN
Câu 1: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày về tác hại của tin giả.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân-hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
 - Xác định đúng vấn đề nghị luận: tác hại của tin giả
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tác hại của tin giả. Có thể theo hướng sau:
Tác hại của tin giả:
+ Ảnh hưởng đến bản thân người đưa tin: (vật chất và tinh thần, trong trường hợp bị phát hiện sẽ bị mọi người căm ghét, bị phạt tiền và phạt tù.
+ Ảnh hưởng đến những nạn nhân của lời nói dối: khiến nạn nhân có thể rơi vào tình trạng 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ky_ii_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020_2021.doc