Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 49 đến 52: Chủ đề kí hiện đại Việt Nam
2. Đặc điểm của tùy bút
a. Đề tài
Phong phú, đa dạng. Đề tài trong tùy bút có thể là tất cả các phương diện trong đời sống xã hội, từ văn hóa, lịch sử đến cái vấn đề nóng, vấn đề mang tính thế sự, đời tư. Qua đó, thể hiện cái tôi suy ngẫm, suy tư của nhân vật trữ tình.
Tùy bút thường tái hiện cảm xúc, nột tâm của con người đan xen nhiều cung bậc cảm xúc: đơn giản, phức tạp, ám ảnh, day dứt. Ngoài ra tùy bút còn thể hiện sự nhạy cảm tinh tế của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên và những giá trị văn hóa truyền thống.
b. Lời văn, giọng điệu
- Lời văn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất thơ và chất trần thuật, tạo cảm giác mềm mại trong cách kể chuyện.
- Hành văn trau chuốt từng từ ngữ, câu văn. Giọng điệu luôn chậm rãi, như thủ thỉ tâm tình. Người kể chuyện xưng tôi – nhân vật trữ tình dẫn dắt mạch cảm xúc cho toàn bài tùy bút.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Tiết 49 đến 52: Chủ đề kí hiện đại Việt Nam
m của con người đan xen nhiều cung bậc cảm xúc: đơn giản, phức tạp, ám ảnh, day dứt.. Ngoài ra tùy bút còn thể hiện sự nhạy cảm tinh tế của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên và những giá trị văn hóa truyền thống. b. Lời văn, giọng điệu - Lời văn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất thơ và chất trần thuật, tạo cảm giác mềm mại trong cách kể chuyện. - Hành văn trau chuốt từng từ ngữ, câu văn. Giọng điệu luôn chậm rãi, như thủ thỉ tâm tình. Người kể chuyện xưng tôi – nhân vật trữ tình dẫn dắt mạch cảm xúc cho toàn bài tùy bút. c. Kết cấu - Tùy bút không chú trọng vào diễn biến, trình tự, cốt truyện mà chỉ chú tâm thể hiện dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Chú trọng làm nổi bật hình ảnh con người trong một khoảnh khắc. Trong đó đan xen những suy tư, bình phẩm hay ca ngợi con người, làm nổi bật con người Lưu ý: Phân biệt tùy bút và bút kí: - Đều thuộc thể loại kí. Đều tạo được sự hấp dẫn qua tài năng, trình độ quan sát, nghiên cứu, diễn đạt của tác giả đối với vấn đề được đề cập tới. Khác biệt: nếu tùy bút thiên về tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình thì bút kí lại thiên về ghi chép để phản ánh hiện thực đời sống. Nếu tùy bút là dòng cảm xúc của người nghệ sỹ trong một lát cắt của đời sống, thì bút kí thể hiện hai khía cạnh: Hiện thực khách quan được thể hiện trong bài hồi kí và ẩn sau đó cũng là cảm nhận của nhà văn. II. TÁC GIẢ NGUYỄN TUÂN 1. Tiểu sử (1910-1987) - Gia đình: nhà Nho khi Hán học đã tàn. - Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung - Ông cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam. 2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm chính - Vang bóng một thời (1940), Tùy bút sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972)... b. Phong cách nghệ thuật: Độc đáo và sâu sắc. - Trước Cách mạng, phong cách nghệ thuật của ông có thể thâu tóm trong một chữ "ngông": + Mỗi trang viết đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên bác. Và mọi sự vật được miêu tả, quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá, mĩ thuật. + Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóng một thời. - Sau Cách mạng, phong cách Nguyễn Tuân có sự thay đổi: + Ông vẫn tiếp cận thế giới, con người thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông còn tìm thấy chất tài hoa nghệ sĩ ở cả nhân dân đại chúng. + Còn giọng khinh bạc, chủ yếu để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những mặt tiêu cực của xã hội. => Có thể nói Nguyễn Tuân chính là hiện thân của cái định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương nghệ thuật phải có phong cách độc đáo, mới lạ. III. TÁC PHẨM NGƯỚI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ 1. Hoàn cảnh sáng tác: - Người lái đò sông Đà là thành quả của chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi. Vừa thỏa mãn thú phiêu lãng của NT, vừa để tìm kiếm “chất vàng” trong vẻ đẹp thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó. - In trong tập “Sông Đà” (1960). - Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của NT: uyên bác, tài hoa. Phần 1. Từ đầu đến “ cái gậy đánh phèn ”: Vẻ hung dữ của con sông Đà Phần 2. Tiếp theo đến “ dòng nước sông Đà ”: hình ảnh người lái đò sông Đà 2. Đọc- bố cục Phần 3. Còn lại: Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà 3. Ý nghĩa nhan đề - Gợi cho người đọc về nhân vật trung tâm của tác phẩm đó là ông lái đò - một người lao động tại vùng sông nước Tây Bắc. Ông lái đò vừa có những vẻ đẹp của một người lao động bình thường, vừa có phẩm chất của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhấn mạnh hình tượng con sông Đà. Vẻ đẹp của con sông hiện lên đầy hùng vĩ, thơ mộng. Qua nhan đề trên, Nguyễn Tuân muốn khẳng định vẻ đẹp của con người lao động ở vùng núi Tây Bắc trong công cuộc chinh phục thiên nhiên để kiến thiết quê hương đất nước. 4. Ý nghĩa lời đề từ “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông” (Nhà thơ Ba
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_12_tiet_49_den_52_chu_de_ki_hien_dai_v.pptx