Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Vợ nhặt

I.Tìm hiểu chung:

 1/Tác giả: Kim Lân (1920-2007)

-Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.

-Quê: Làng Phù Lưu, tỉnh Bắc Ninh.

-Gia đình: Làm nghề thủ công, là con vợ lẽ, dân ngụ cư

-Bản thân:

 + Thưở nhỏ sống cơ cực vất vả, phải làm nhiều nghề kiếm sống :Ngoài viết văn ông còn làm báo, diễn kịch, đóng phim.

 +1944 tham gia hội văn hóa cứu quốc sau đó hoạt động văn nghệ phục vụ CM

-Năm 2001, Kim Lân được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

 

ppt 63 trang trandan 06/10/2022 4220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Vợ nhặt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Vợ nhặt

Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Vợ nhặt
ăn như người” 
2/Tác phẩm: 
*Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 
- Đầu 1940 PX Nhật vào Đông Dương, nhân dân ta lâm vào cảnh “1 cổ 2 tròng”. Năm 1945 xảy ra nạn đói khủng khiếp khiến 2 triệu người chết đói. Nạn đói thê thảm đã làm xúc động giới văn nghệ sĩ: truyện 10 năm( Tô Hoài), Vỡ bờ( Nguyễn Đình Thi) 
“Vợ nhặt” được in trong tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” (1962). 
Truyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”- tác phẩm viết sau CMT8 nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), tác giả dựa vào cốt truyện cũ để viết truyện ngắn “Vợ nhặt”. 
II- Đọc – hiểu văn bản: 
 1. Đọc. 
 2. Tóm tắt: 
Câu chuyện xảy ra năm 1945 khi nạn đói lan tràn, người chết như ngả rạ. Tràng là 1 thanh niên nghèo khổ, xấu xí, dở hơi sống cùng mẹ là bà cụ tứ ở xóm ngụ cư. 1 lần kéo xe bò chở thóc thuê chỉ nhờ 4 bát bánh đúc và dăm ba câu tán tỉnh đã khiến 1 cô gái không nhà cửa, người thân theo không tràng về làm vợ. Việc họ thành vợ chồng khiến cả xóm ngụ cư vừa ngạc nhiên vừa lo lắng. Đặc biệt là bà cụ Tứ vừa mừng vừa lo vì đứa con trai của mình đã có vợ nhưng lúc đói kém này chúng lấy gì nuôi nhau. Đêm tân hôn 2 người vẳng tiếng hờ khóc người chết. Bữa cơm đón nàng dâu mới chỉ có bát cháo lõng bõng và nồi “chè khoán”. Họ ăn mà không dám ngẩng đầu nhìn nhau. Họ dọn dẹp nhà cửa và bàn chuyện tương lai tốt đẹp. Cuối tác phẩm xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng báo hiệu cuộc sống mới sắp đến 
3. Bố cục: 
-Đoạn 1: Từ đầu đến “thành vợ thành chồng”: Tràng đưa người vợ nhặt về nhà. 
-Đoạn 2: Từ “ít lâu nay” đến “cùng đẩy xe bò về”: Kể lại chuyện hai người gặp nhau và nên vợ, nên chồng. 
-Đoạn 3: Từ “Tràng chợt đứng dừng lại” đến “cứ chảy xuống ròng ròng”: Tình thương của người mẹ già nghèo khó đối với đôi vợ chồng mới. 
-Đoạn 4: Còn lại: Lòng tin về sự đổi đời trong tương lai. 
II- Đọc – hiểu văn bản: 
 1/Ý nghĩa nhan đề “Vợ nhặt”: 
- Vợ nhặt: 
 + vợ: người được lấy về nhà có ăn hỏi cưới xin theo phong tục truyền thống 
 +Nhặt: ( động từ) : bắt được 1 cách ngầu nhiên-> hành động vu vơ k chủ định 
 trong truyện ; nhặt tính từ để chỉ tính chất người vợ , theo k nhặt được 
 =>vợ kiếm được, nhặt được một cách tình cờ, ngẫu nhiên như cọng rơm cọng rác nơi đầu đường xó chợ chứ k phải do cưới hỏi. 
Thân phận con người bị rẻ rúng như đồ vật bỏ hoang. 
Sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, niềm tin hướng tới cuộc sống tươi sáng hơn của con người trong cảnh khốn cùng 
Tình cảnh thê thảm, thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói 1945 
Tiếng nói tố cáo TDP, PXN đã đày đọa con người trong nạn đói 1945 
=> Đây là nhan đề độc đáo , hấp dẫn tạo ấn tượng kích thích sự tò mò của độc giả, hé mở tình huống truyện độc đáo, góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của tác phẩm 
2. Tình huống truyện 
-Khái niệm: tình huống truyện là sự kiện đặc biệt của đời sống được tạo nên bởi tài năng của nhà văn mà ở đó cuộc sống hiện lên đậm đặc, tính cách, số phận nhân vật được thể hiện; chủ đề tư tưởng của nhà văn cũng được bộc lộ 
-Phân loại: 3 loại : 
 + tình huống hành động 
 + Tình huống nhận thức 
 + Tình huống ý thức 
a.Tình huống truyện vợ nhặt 
Anh Tràng ( xấu trai, ngờ nghệch.,dân ngụ cư , nghèo khổ) lại nhặt được vợ ở chợ ( chỉ nhờ 4 bát bánh đúc và 1 câu nói đùa) 
 b. Phân tích: 
 + Đây là tình huống bất ngờ, độc đáo vì: 
 > 1 người như Tràng lại có vợ: người đàn ông nghèo khổ thô vụng bỗng dưng có vợ theo không 
 > Tràng nhặt được vợ lúc đói kém , nạn đói đe dọa tính mạng con người 
 > Đám cưới thiếu tất cả nghi thức cần thiết nhưng lại có sự gắn bó yêu thương của mọi người 
 > Mọi người đều ngạc nhiên, lo lắng 
 * Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên :họ thấy Tràng về họ ngạc nhiên bàn tán, cuối cùng cũng hiểu ra là vợ anh Tràng qua dáng vẻ thèn thẹn. Họ ngạc nhiên vì người như Tràng cũng có vợ lại còn dám đèo bòng chuyện vợ con lúc nuôi thân chẳng xong 
 * bà cụ Tứ ngạc nhiên : khi thấy người đàn bà lạ và càng ngạc nhiên hơn khi trong hoàn cảnh này mà Tràng lại lấy vợ 
 * bản thân Trà... 
 + có tật vừa đi vừa lảm nhảm hay than thở điều gì 
 + Có lúc ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch 
-> Tràng trở thành đối tượng trêu đùa cho luc trẻ con 
=> Tràng là dân ngụ cư nghèo, xấu xí tính ngộc nghệch, vô tâm vô tính 
b. Vẻ đẹp tâm hồn 
b1: Tấm lòng nhân hậu : Khi gặp Thị ở chợ lần 2 đã 
 + mời thị ăn giầu->cách cư xử tế nhị thể hiện tình người ấm áp ân tình của con người VN 
 +Thấy người đàn bà quá đói khát sẵn sàng mời thị ăn dù chẳng dư dật gì : hắn đã đãi thị 4 bát bánh đúc 
 -> bình thường 4 bát bánh đúc là vật quá bình thường nhưng trong lúc đói khát thì đó là sự sống mà Tràng đã san sẻ cho những người xa lạ 
 + Thấy người đàn bà quyết tâm theo mình, tràng cũng không nỡ từ chối dù lúc này hắn “ đến nuôi thân còn chẳng xong” 
 -> Cái đói , đang rình rập, gia đình tràng đứng bên bờ vực của cái chết nhưng hắn vẫn cưu mang những con người khốn khổ 
 => qua đó ta thấy tấm lòng nhân hậu của Tràng như truyền thống “lá lành đùm lá rách”ngàn đời của dân tộc ta 
b2: Khát vọng hạnh phúc 
Thể hiên ở tâm trạng của Tràng khi người vợ nhặt theo mình 
- Ban đầu ; “ hắn thấy lo lắng... Chợn vì thân mình lo không xong lại còn đèo bòng” 
 “Chợn”: sợ hãi , gai người; Nỗi lo sợ của tràng là sản phẩm tất yếu của gia cảnh nghèo khổ mà anh sống bao nhiêu năm, hơn nữa còn ám ảnh bởi thời đại 
-> tâm trạng phân vân, do dự của Tràng 
 - Sau đó hắn chặc lưỡi “ chậc, kệ” 
-> bề ngoài là sự nông nổi, liều lĩnh, bất cần nhung thực chất bên trong là niềm khao khát hạnh phúc gia đình bất chấp sự đe dọa của cái đói, cái chết 
-> Tràng dám đánh đổi cả cuộc đời mình với cái đói để đổi lấy hạnh phúc gia đình 
-Trên đường về: 
+Tự đắc, mừng vui, hạnh phúc: 
“Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường.Hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánhcái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình.” 
+Lúng túng: “tay nọ xoa vào vai bên kia người đàn bà.” 
+Xuất hiện nhiều cảm xúc êm dịu, ấm áp: 
“Trong một lúc, Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt.Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên cạnh.” 
=> Niềm hạnh phúc vui sướng của Tràng bật ra ngoài qua cử chỉ điệu bộ 
 + Tràng đưa vợ đi ăn 1 bữa cơm, mua 1 cái thúng đựng đồ lặt vặt và đặc biệt mua 1 chai dầu thắp “ vợ viếc gì cũng phải sáng sủa 1 tí” 
-> hành động tuy xa xỉ nhưng thể hiện thái độ trân trọng hạnh phúc, niềm vui được tiêu hoang cho ngày trọng đại của mình 
-> câu nói tuy thô mộc dân dã nhưng thể hiện sự trân trọng nâng niu Tràng dành cho người bạn đời cũng là dành cho chính mình 
-> việc Tràng mua dầu thắp ngoài ý nghĩa tả thực còn có ý nghĩa biểu tượng : thắp sáng ước mơ, hi vọng vào tương lai vào hạnh phúc gia đình. Như vậy từ sự tồn tại cầm chừng với đời sống tinh thần nghèo nàn, tâm hồn Tràng đã xuất hiện ước mơ, khát vọng 
“ Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuột nhẹ trên sống lưng.”-> Hắn vui sướng tự hào dường như quên cả đói khát 
Về đến nhà : 
+ Tràng bối rối trước nỗi thất vọng, nỗi buồn của thị trước gia cảnh mình 
+ Ngượng nghịu đứng tây ngây ra giữa nhà, lo lắng trước thái độ của thị : 
“ Tràng đứng tây ngây ra giữa nhà một lúc, chợt hắn thấy sờ sợ...Quái sao nó lại buồn thế nhỉ?...đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế...” 
+Hồi hộp, nôn nao chờ mẹ về: 
“ Thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ...Hôm nay sao u về muộn thế! Làm tôi đợi nóng cả ruột.” 
+ Khi giới thiệu vợ với mẹ, tràng tỏ ra rất chững chạc: “ Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên, phải kiếp với nhau...chẳng qua nó cũng là cái số cả..” 
-> giọng tuy ngập ngừng song lời lẽ chững chạc đàng hoàng giới thiệu cô gái là nhà tôi 1 cách trân trọng, yêu thương, ấm áp, gần gũi 
->khẳng định 2 người phải duyên, phải kiếp với nhau do cái số của họ. Những khái niệm “duyên, kiếp, số” vô cùng thiêng liêng với người VN đã nâng việc mình lấy vợ thành 1 sự kiện trọng đại đầy ý nghĩa 
=> Cách nói đầy tế nhị Tràng đã giữ thể diện, k làm tổn thương lòng tự trọng của cô vợ Qua đó ta thấy Tràng đã cho cô gái theo không anh về 1 vị trí đàng hoàng trong gia đình mới. Có người bạn đời đã làm Tràng thực sự sâu sắc chín chắn 
Nhẹ nhõm khi được sự đồng ý của mẹ: 
“Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. 
=> Qua hành động, tâm trạng của Tràng ta thấy niềm khao khát hạnh phúc cháy bỏng của người nông dân hiền lành, lương thiện 
b3: Niềm tin vào cuộc sống 
- Buổi sáng đầu tiên có vợ: 
+Tâm hồn có những cảm nhận mới mẻ, Tràng biến đổi hẳn: 
“Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra” 
“Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu, gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.” 
“Bây giờ hắn mới nên người, hắn thấy có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này.” 
=> Tràng nhận ra mình đã có gia đình, có tổ ấm che mưa nắng; ý thức được trách nhiệm của bản thân với gia đ...mới mẻ vào căn nhà tăm tối của Tràng. Sự xuất hiện của thị đã gắn kết mọi thành viên trong gia đình khiến mọi người yêu thương có trách nhiệm với nhau: “ Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm hòa hợp như thế” 
 + Bữa ăn : dù mắt tối lại nhưng vẫn điềm nhiên và miếng chè cám vào miệng 
-> sự tế nhị của thị 
-> Người đàn bà tìm thấy sự yên ấm trong tình thương của những người cùng cảnh ngộ, trong hạnh phúc gia đình nên đã tìm được vẻ đẹp nữ tính của mình 
-Chị là người thắp lên niềm tin và hi vọng cho mọi người khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Việt Minh đã cùng với nhân dân phá kho thóc Nhật chia cho người đói. 
Nhân vật người vợ nhặt góp phần tô đậm hiện thực của nạn đói và đem lại giá trị nhân đạo cho tác phẩm: dù trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn luôn khát khao sống, khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc Người đàn bà ấy đã chủ động tìm cho mình hạnh phúc, ý thức được hạnh phúc mà mình có cũng như cần bảo vệ. 
Nghệ thuật xây dựng nhân vật 
Chủ yếu khắc họa nhân vật qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, điệu bộ-> nhân vật tự bộc lộ 
Thủ pháp truyền thống trong khai thác nhân vật 
Tình huống độc đáo làm nổi hình, nổi sắc số phận, tính cách nhân vật 
Cách dẫn truyện linh hoạt, dựng đối thoại sinh động 
c)Bà cụ Tứ: 
- Vị trí: Bà cụ xuất hiện muộn hơn các nhân vật khác nhưng đây là nhân vật mà KL dụng công khắc họa thể hiện dụng ý nghệ thuật 
-Ngoại hình, gia cảnh: Một bà mẹ nghèo, già nua, ốm yếu, lưng khòng vì tuổi tác : “ tiếng ho húng hắng, dáng đi lọng khọng vừa đi vừa lẩm bẩm, mắt nhấp nháy, nhoèn đi” 
-> Hình ảnh người phụ nữ VN tần tảo, lam lũ mà dấu vết của sự vất vả , lo toan hiện rõ nét cả ở hình hài, dáng điệu, thói quen 
-> ngay từ ấn tượng ban đầu, KL đã gợi nên rất nhiều sự thương cảm, xót xa từ hình ảnh bà cụ Tứ 
-Vẻ đẹp tâm hồn: 
C1: tình cảm với con 
*Khi nghe tiếng reo, nhận thấy thái độ vồn vã khác thường của con, “bà lão phấp phỏng”. 
*Khi thấy có người đàn bà lạ ở trong nhà, “bà lão đứng sững lại, càng ngạc nhiên hơn”. 
-> Bà cụ ngạc nhiên đến mức trở nên ngơ ngác, mất đi sự nhạy cảm vốn có của người mẹ. Chính sự cùng quẫn của hoàn cảnh khiến người mẹ k dám nghĩ tới, k dám tin vào sự thật trước mắt 
-> Nghệ thuật: hàng loạt câu hỏi được đặt ra kết hợp với dạng lời nửa trực tiếp đã thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của bà cụ Tứ 
*Khi đã hiểu rõ sự việc, nhiều cảm xúc đan xen trong lòng người mẹ nghèo: 
+ Ai oán xót thương cho số kiếp đứa con : nhờ cơn đói này mới lấy được vợ 
+ Buồn tủi, tủi thân vì mình chưa làm tròn bổn phận với con 
“Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi...Còn mình thì...Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt...” 
“Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được...” 
+Lo lắng: 
“...chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.” 
“Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không...” 
+Vui mừng: 
“Ừ, thôi thì các con đã phải duyên, phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...” 
“Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên.” 
+Thương xót: 
“Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...” 
+Động viên con tin tưởng vào một tương lai tươi sáng: 
“Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?” 
Nghệ thuật: 
 + KL đã rất tinh tế bắt được khoảnh khắc tâm lí tưởng như tĩnh tại nhưng thực chất đầy phức tạp uẩn khúc của bà cụ 
 + Chi tiết “dòng nước măt” lặng lẽ chảy của bà cụ đã khiến tất cả mọi người lặng đi xúc động bởi ở đó tình mẫu tử đã được thể hiện sâu sắc 
=> Qua đó ta thấy tình mẫu tử thiêng liêng của bà cụ Tứ 
C2. Tình cảm với con dâu 
 Khi hiểu ra cơ sự bà vẫn chấp nhận và cảm thông với thị: 
 Bà suy nghĩ “ Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy đến con mình mà con mình mới có vợ 
-> bà thấu hiểu tâm trạng, cảm thông với cảnh ngộ của cô gái. Bà như tự bào chữa cho cô 
Bà nói với thị: “ thôi các con phải duyên , phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng” 
> lời nói của bà đã chiêu tuyết cho danh dự của người đàn bà k coi cô là vợ theo không, mà là người vợ phải duyên , phải kiếp với con mình 
Bà ân cần quan tâm thị : “ con ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân 
Bà xót thương : “ nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót” “ chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá” 
> tình thương con của người mẹ thấm thía nỗi tủi cực của đói nghèo 
Bà nén lòng để tạo ra tâm lí thoải mái cũng như sự khởi đầu tốt đẹp nhất cho 2 đứa con nhưng bà lão không thể quên những ám ảnh về đói rét, chết chóc. Khi trở về cõi riêng của mình, lòng người mệ lại quăn thắt với những đau đớn xót xa. Điều đó được thể hiện qua chi tiết “ bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy 2 con mắt, Bà lão nghĩ đến ô lão..nghĩ đến cuộc đời đau khổ dằng dặc của đời mình 
-> tình thương người ở bà cụ k tàn theo đói nghèo, tuổi tác. Đây là điều K L muốn ca ngợi ở vẻ đẹp tâm hồn người lao động 
=> Bà lão không

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_van_ban_vo_nhat.ppt