Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Khoái Châu (Có đáp án)

Câu 2. Theo tác giả những biểu hiện nào trong cuộc sống thể hiện tính kiên nhẫn được nhắc đến trong văn bản?.

Câu 3. Nêu hiệu quả của biệp pháp điệp từ được sử dụng trong câu văn: “Để có thể đạt được sự thanh thản thật sự trong tâm hồn, để có đủ sức mạnh và niềm tin đương đầu với mọi khó khăn thử thách, và quan trọng hơn hết là để nuôi dưỡng tình yêu và sự sáng suốt, ta nhất định phải rèn luyện tính kiên nhẫn!”.

 

docx 10 trang trandan 07/10/2022 2560
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Khoái Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Khoái Châu (Có đáp án)

Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Khoái Châu (Có đáp án)
nhẫn cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự gây khó khăn cho chính bản thân, chính cuộc sống của mình. Để có thể đạt được sự thanh thản thật sự trong tâm hồn, để có đủ sức mạnh và niềm tin đương đầu với mọi khó khăn thử thách, và quan trọng hơn hết là để nuôi dưỡng tình yêu và sự sáng suốt, ta nhất định phải rèn luyện tính kiên nhẫn!
 ( Trích Sức mạnh của lòng kiên nhẫn- M.J. Ryan, NXB trẻ, 6/2016)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả những biểu hiện nào trong cuộc sống thể hiện tính kiên nhẫn được nhắc đến trong văn bản?. 
Câu 3. Nêu hiệu quả của biệp pháp điệp từ được sử dụng trong câu văn: “Để có thể đạt được sự thanh thản thật sự trong tâm hồn, để có đủ sức mạnh và niềm tin đương đầu với mọi khó khăn thử thách, và quan trọng hơn hết là để nuôi dưỡng tình yêu và sự sáng suốt, ta nhất định phải rèn luyện tính kiên nhẫn!”.
Câu 4. Theo anh/chị thông điệp nào tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích trên.
 II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về vai trò của tính kiên nhẫn trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
 ( Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
___Hết_____
SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU 
 KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021 -2022
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: Ngữ văn 12
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 4 trang ) 
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh không trả lời đúng phương thức biểu đạt: không cho điểm
0,75
2
Theo tác giả những biểu hiện của tính kiên nhẫn trong cuộc sống được nói đến trong văn bản là:
- Xếp hàng đợi đến lượt mình
- Bị kẹt hàng giờ liền trong dòng xe cộ đông đúc ồn ào đầy khói bụi
-Phải tuân theo hệ thống hướng dẫn tự động
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được từ 3 ý trên: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm
0,75
3
Hiệu quả của biện pháp điệp từ “ để”:
- .Nhấn mạnh vai trò của việc rèn luyện tính kiên nhẫn
- Tạo sự cân xứng, nhịp nhàng cho lời văn. 
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 2 ý trên: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm
1,0
4
Thí sinh có thể trả lời theo suy nghĩ, quan điểm của cá nhân nhưng cần lí giải một cách logic, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
Gợi ý:
Hướng dẫn chấm:
- Kiên nhẫn là cách ứng xử duy nhất vì việc gì nhanh, vội dễ dấn đến thất bại. Việc gì cũng cần có quá trình, có nền tảng, tốc độ phải đi với sự bền vững
- Kiên nhẫn không đồng nghĩa với chậm chạp, ngại thay đổi
- Học sinh trả lời được 2 ý trên: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý : 0,25 điểm
0,5
II
LÀM VĂN
1
Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về vai trò của tính kiên nhẫn trong cuộc sống.
2,0 
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
         Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
 0,25
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của tính kiên nhẫn trong cuộc sống.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của tính kiên nhẫn trong cuộc sống.
 Có thể triển khai theo hướng sau:
*Giải thích: Kiên nhẫn là sự chịu đựng nhẫn lại trước mọi hoàn cảnh khó khăn, thử thách
* Bàn luận (phân tích, chứng minh):
 Kiên nhẫn có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người trong cuộc sống:
+ Người kiên nhẫn là những người có ý chí, nghị lực để theo đuổi mục tiêu, không lùi bước trước mọi khó khăn, thử thách
+ Người kiên nhẫn sẽ dễ thành công trong cuộc s...ập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát.
( Trích Trên đường băng- Tony buổi sáng, NXB trẻ, 20167
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra thao tác lập luận chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả sau mỗi lần lũ lụt sẽ đem lại những lợi ích gì?. 
Câu 3. Qua đoạn trích theo anh (chị) nếu cùng một hoàn cảnh suy nghĩ của người tích cực và người tiêu cực có gì khác nhau?
Câu 4.  Anh/chị có đồng tình với quan niệm tác giả trong câu văn: “ Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều”
 II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về vai trò của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ ngày xửa ngày xưa’mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
 ( Trích “ Đất Nước” – Trích trường ca “ Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020)
___Hết_____
SỞ GD&ĐT HƯNG YÊN
TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU 
 KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021 -2022
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: Ngữ văn 12
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 4 trang ) 
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Thao tác lâp luận: Phân tích
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm
- Học sinh không trả lời đúng thao tác lập luận: không cho điểm
0,75
2
Theo tác giả sau mỗi lần lũ lụt sẽ đem lại những lợi ích:
- phù sa sẽ màu mỡ hơn cho cánh đồng
- sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển
- dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được từ 3 ý trên: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được 2 ý: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời được 1 ý: 0,25 điểm
0,75
3
Cùng một hoàn cảnh suy nghĩ của người tích cực và người tiêu cực: 
- Người tiêu cực: bi quan, chán nản dễ dẫn đến bế tắc, tuyệt vọng không thể giải quyết được vấn đề.
- Người tích cực: lạc quan, tìm cách giải quyết vấn đề
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 2 ý trên: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm
1,0
4
- HS có thể đồng tình hoặc không đồng tinh miễn là có cách lí giải hợp lí.
- Gợi ý:
Hướng dẫn chấm:
- Đồng tình:
+ Bỏ qua lỗi lầm của người khác thì tinh thần mình sẽ thoải mái
+ Người được bỏ qua lỗi lầm sẽ có cơ hội được sửa sai, sẽ sống tích cực, lạc quan
- Học sinh trả lời được 2 ý trên: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời được 1 ý : 0,25 điểm
0,5
II
LÀM VĂN
1
Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về vai trò của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
2,0 
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
         Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
 0,25
 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của tính kiên nhẫn trong cuộc sống.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò củả tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
 Có thể triển khai theo hướng sau:
*Giải thích: Lạc quan là thái độ sống luôn vui vẻ dù có bất kì chuyện gì xảy ra..
* Bàn luận (phân tích, chứng minh):
 Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp 
- Người lạc quan sẽ bình tĩnh trong việc xử lí các tình huống bất thường xảy ra trong cuộc sống.
- Giúp mỗi người biết sống một cách có ý nghĩa hơn
- Người lạc quan dễ thành công trong cuộc sống, được mọi người yêu quý
*Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người cần rèn luyện cho mình tinh thần lạc quan để cuộc sống luôn tươi đẹp.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, đầy đủ; dẫn chứng tiêu biểu; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm)
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng chỉ đạt ¾ ý hoặc/và dẫn chứng chưa tiêu biểu, (0,5 điểm)
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm)
Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
1,0
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Hướng dẫn chấm: 
Đáp ứng được 1 trong 2 yêu cầu: 0,25 điểm
0,25
2
Cảm nhận đoạn thơ trong bài “ Đất nước ” của Nguyễn Khoa Điềm
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định 

File đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022.docx