Đề khảo sát chất lượng theo kỳ thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, khi “bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng” thì hãy làm gì?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa”?

Câu 4. Lời khuyên: Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin có ý nghĩa gì với anh/chị?

 

docx 3 trang trandan 07/10/2022 6120
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng theo kỳ thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng theo kỳ thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)

Đề khảo sát chất lượng theo kỳ thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)
hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.
 (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr.2)
	Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, khi “bạn đang cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng” thì hãy làm gì?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa”?
Câu 4. Lời khuyên: Vì thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin có ý nghĩa gì với anh/chị? 
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về vai trò của niềm tin trong cuộc sống mỗi người.
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
 	Dữ dội và dịu êm
	Ồn ào và lặng lẽ
	Sông không hiểu nổi mình
	Sóng tìm ra tận bể
	Ôi con sóng ngày xưa
	Và ngày sau vẫn thế
	Nỗi khát vọng tình yêu
	Bồi hồi trong ngực trẻ
	Trước muôn trùng sóng bể
	Em nghĩ về anh, em
	Em nghĩ về biển lớn
	Từ nơi nào sóng lên?
	Sóng bắt đầu từ gió
	Gió bắt đầu từ đâu?
	Em cũng không biết nữa
	Khi nào ta yêu nhau.
 (Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr 155)
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
 (Đáp gồm 03 trang)
 ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL THEO KỲ THI THPT QUỐC GIA
 Môn: Ngữ văn Lớp12. Thời gian làm bài: 120 phút
 Ngày thi 27/06/2020
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC - HIỂU
3.0
1
 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/Phương thức Nghị luận.
0.5
2
Theo tác giả khi cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng thì “hãy cho phép mình được khóc”. 
0.5
3
HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo được một số ý cơ bản như: Muốn thành công, có tương lai tốt đẹp phải có chí quyết tâm; dám đối diện thực tế; tinh thần lạc quan trước hoàn cảnh...
1.0
4
HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau. Gợi ý:
-Khẳng định sức mạnh to lớn của niềm tin, có niềm tin là có thành công, có tương lai tươi sáng.
-Cổ vũ tinh thần lạc quan của con người.
1.0
II
LÀM VĂN
1
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về vai trò niềm tin trong cuộc sống mỗi người.
2.0
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức một đoạn văn
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận : Vai trò của niềm tin trong cuộc sống của mỗi người.
0.25
c. Nội dung nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của niềm tin trong cuộc sống mỗi người. Có thể triển khai theo một số nội dung cơ bản sau đây:
- Niềm tin: sự lạc quan, hi vọng, tin tưởng khi đứng trước một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
- Niềm tin giúp con người huy động được sức mạnh tinh thần, sự cố gắng, nỗ lực hết mình để vượt qua những trở ngại; Niềm tin sẽ giúp con người thực hiện được những điều tưởng như không thể; Khi có niềm tin, con người sẽ luôn lạc quan, yêu đời, luôn chủ động trong cuộc sống; Niềm tin là nền tảng để ta có được thành công.
- Một bộ phận thanh niên hiện nay sống không có niềm tin. Cần có ý thức xây dựng niềm tin vào bản thân, tin vào cuộc sống, hướng đến những mục đích tốt đẹp.
- Liên hệ bản thân
1.0
d. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 
0.25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.
0.25
2
 Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng sóng và em.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng gợi ý sau:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
- Xuân Quỳnh là 

File đính kèm:

  • docxde_khao_sat_chat_luong_theo_ky_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van.docx