Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Câu 1 (0,75 điểm): Xác định thể thơ.

Câu 2 (0,75 điểm): Tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ được tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: "Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất/Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên"?

 

doc 10 trang trandan 07/10/2022 2940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
ong đất/Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên"? 
Câu 4 (0,5 điểm): Anh/chị học tập được điều gì từ thế hệ trẻ của thời kì kháng chiến chống Mĩ. 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
Anh/ Chị hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ bàn về câu thơ được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:
Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Câu 2 (5,0 điểm):
Hãy nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo phương diện lịch sử.
-------------------Hết----------------
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020 – 2021
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, lớp 12
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 08 trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC - HIỂU
3,0
1
Thể thơ tự do/ Tự do
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trả lời như đáp án cho 0,75 điểm.
- Học sinh không trả lời đúng như đáp án hoặc không trả lời không cho điểm. 
0,75
2
Những từ ngữ, hình ảnh nói về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ: “trẻ nhất, sắc, dày, yếu mềm, mãnh liệt, không tiếc đời mình”.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trả lời như đáp án (hoặc diễn đạt tương đương với đáp án) cho 0,75 điểm.
- Học sinh trích dẫn 2/3 từ ngữ, hình ảnh cho 0,5 điểm.
- Học sinh trích dẫn 1/2 từ ngữ, hình ảnh cho 0,25 điểm.
- Học sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời không cho điểm.
0,75
3
- Nội dung câu thơ: "Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất / Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên" có thể hiểu:
+ Hoa: vẻ đẹp của sức mạnh ý chí tinh thần, tâm hồn của tuổi trẻ
+ Mùa xuân: thắng lợi, thành quả
=> Ý nghĩa: Tuổi trẻ với vẻ đẹp tâm hồn, với sức mạnh ý chí và tinh thần quyết tâm tiêu diệt kẻ thù nhất định sẽ giành thắng lợi – đó là lời động viên, đồng thời cũng thể hiện niềm tin tưởng của tác giả với tuổi trẻ.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời 3 ý như đáp án (hoặc diễn đạt tương đương với đáp án) cho 1,0 điểm. 
- Học sinh trích dẫn 2 ý từ ngữ, hình ảnh cho 0,75 điểm
- Học sinh trích dẫn 1 ý cho 0,5 điểm. 
- Học sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời không cho điểm.
1,0
4
- Học sinh có thể rút ra các bài học theo quan điểm riêng của cá nhân phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội như:
+ Tình yêu quê hương, đất nước
+ Tinh thần xung kích, nhiệt huyết của tuổi trẻ
+ Lí tưởng sống xả thân, cống hiến
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh trình bày thuyết phục cho 0,5 điểm.
- Học sinh trình bày chưa thuyết phục cho 0,25 điểm.
- Học sinh trình bày không hợp với qui chẩn đạo đức hoặc không trình bày không cho điểm. 
0,5
II
1
Anh/ Chị hãy viết một đoạn văn khoảng 150 chữ bàn về câu thơ được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu:
Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
2,0
a
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (điểm):
- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận.
+ Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề
+ Phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề
+ Phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
0,25
b
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình yêu quê hương, đất nước của tuổi trẻ gắn với trách nhiệm cống hiến, xả thân bảo vệ Tổ quốc. 
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận cho 0,25 điểm.
- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề nghị luận không cho điểm.
0,25
c
Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động. Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: 
* Giải thích:
- Nhữn...Giới thiệu vấn đề nghị luận:
- Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường với nét phong cách tài hoa, mê đắm, súc tích, hướng nội
- Giới thiệu tác phẩm miêu tả về vẻ đẹp sông Hương trong hành trình gắn bó, yêu thương với xứ Huế. Tác giả viết bài kí thay lời tri ân với quê hương, xứ sở
Hướng dẫn chấm: 
- Giới thiệu được đầy đủ về tác giả, tác phẩm và đoạn trích cho 0,5 điểm.
- Giới thiệu chưa đầy đủ về tác giả, tác phẩm và đoạn trích cho 0,25 điểm.
- Không giới thiệu được về tác giả, tác phẩm và đoạn trích không cho điểm.
0,5
* Phân tích vấn đề nghị luận:
a. Khái quát vẻ đẹp chung của sông Hương 
Nhìn từ góc độ địa lý, sông Hương khúc thượng nguồn là “bản trường ca của rừng già”; về tới Huế, sông Hương mang âm hưởng của một điệu slow chậm rãi sâu lắng, một bản tình ca tình tứ ngọt ngào; nhưng nếu đặt trong quan hệ với lịch sử dân tộc, sông Hương lại là bản anh hùng ca hào hùng, bi tráng, là chứng nhân nhẫn nại, kiên cường của cuộc đời qua bao thăng trầm trong lịch sử.
b. Phân tích vẻ đẹp lịch sử của sông Hương
– Là một trong số những dòng sông có mặt từ thuở đầu lập nước, sông Hương đã chứng kiến và tham gia hầu hết những biến cố quan trọng vừa oanh liệt vừa đau thương trong suốt chiều dài của lịch sử của dân tộc. 
+ Sông Hương xuất hiện trong lịch sử trước hết với vai trò một dòng sông biên thùy của đất nước các vua Hùng, thuở còn mang tên Linh Giang – dòng sông thiêng; 
+ Trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi, sông Hương là dòng sông “viễn châu”, dòng sông ở chốn xa xôi của Tổ quốc đã cùng con người tham gia vào những trận chiến đấu oanh liệt để bảo vệ chủ quyền nước Đại Việt thân yêu. 
+ Dòng sông cũng đã từng “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ” trong thế kỷ XVIII, “nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỷ XIX với máu của bao cuộc khởi nghĩa”. 
+ Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của thế kỷ XX, sông Hương lại đóng góp sức mạnh của mình để làm nên chiến thắng, từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến mùa xuân Mậu Thân năm 68, sông Hương kiên cường chịu đựng nỗi đau của những mất mát không thể bù đắp khi thành phố Huế bị bom Mỹ tàn phá, khi những di sản văn hóa bị hủy hoại. Cũng vì thế, sông Hương đã trở thành một “nét son” trong lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc. 
– Đặt sông Hương trong chiều dài lịch sử từ thời dựng nước của các vua Hùng tới thời đánh Mỹ, nhà văn đã thể hiện không chỉ tình yêu mà còn là niềm tự hào sâu sắc về dòng sông quê hương. Tác giả coi sông Hương là “dòng sông của thời gian ngân vang” – sông Hương đã mang trong mình nó những âm vang hào hùng, bi tránh của dòng thời gian lịch sử với cả những chiến công và những đau thương. Sông Hương còn được coi là dòng sông “của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”
– Nghệ thuật ẩn dụ đã làm hiện lên vai trò của một chứng nhân lịch sử, cách miêu tả tinh tế lại gợi ra những sắc thái khác nhau cùng tồn tại trong một dòng sông, vì sử thi còn được gọi là anh hùng ca, là thể loại gắn với những chiến công, gợi đến chiến tranh; nhưng “màu cỏ lá xanh biếc” lại là sắc màu mang chất trữ tình của cuộc sống, của tình yêu và sự bình yên. Sông Hương vì thế vừa sử thi, vừa trữ tình, vừa là thiên anh hùng ca hào tráng, vừa là khúc tình ca tươi mát, dịu dàng.
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc cho 2,5 điểm
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc cho 1,75 điểm -2,25 điểm.
- Phân tích chung chung, chưa rõ nội dung và nghệ thuật của đoạn trích cho 0,75 điểm – 1,25 điểm
- Phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện cho 0,25 điểm – 0,5 điểm
2,5
* Đánh giá vấn đề nghị luận:
- Sông Hương hiện hữu không còn là vật vô tri vô giác mà trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến dấu mốc vàng son của dân tộc. Dòng sông còn xuất hiện với tư cách là một đồng đội chiến đấu anh dũng bảo vệ xứ Huế. Nó được Hoàng Phủ Ngọc Tường nhìn nhận có linh hồn, mang tình yêu sâu sắc với xứ Huế.
- Đoạn trích bài bút ký mang đậm phong cách của thể tùy bút vì chất tự do phong túng và hình tượng cái “tôi” tài hoa, uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường, một hồn thơ thực sự trong văn xuôi với trí tưởng tượng lãng mạn và những xúc cảm sâu lắng. 
– Từ tình yêu say đắm với dòng sông quê hương, từ những hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm hiện lên những vẻ đẹp khác nhau của sông Hương trong một văn phong tao nhã, hướng nội, qua đó người đọc nhận ra tình yêu và sự gắn bó tha thiết của một trí thức yêu nước với cảnh sắc quê hương và lịch sử dân tộc.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm	
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
0,5
d
Chính tả, dùng từ, đặt câu: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
Hướng dẫn chấm: 
- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp
0,5
e
Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức vận dụng lý luận văn học trong quá trình 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2020_20.doc