Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2: Tìm những hình ảnh miêu tả cảnh Đèo Ngang.

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ:

 "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

Câu 4: Nhận xét về nghệ thuật đối trong bài thơ trên.

 

doc 6 trang trandan 06/10/2022 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
Cho văn bản sau:
“Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Liên đánh thức em:
- Dậy đi, An. Tàu đến rồi.
An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn đập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Mấy năm nay buôn bán kém nên người lên xuống ít, có khi hai chị em đợi chờ chẳng thấy ai. Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố.
Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ tung bay trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
- Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ.
Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.”
 (Trích “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam- SGK Ngữ văn 11, tập 1, trang 99, 100)
Cảm nhận của anh (chị) về diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trong đoạn trích trên. 
------------Hết ------------
NHÓM VĂN 
TỨ KỲ
KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, lớp 11
(Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm .... trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Thể loại thơ là: thất ngôn bát cú Đường luật.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời không chính xác nội dung thông tin; hoặc không trả lời: không cho điểm.
0,75
2
Những hình ảnh là: cỏ cây chen đá, lá chen hoa, chú tiều lom khom, nhà lác đác, bóng xế tà
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời được 2/3 hình ảnh: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời được 1/3 hình ảnh: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời không chính xác hoặc không trả lời: không cho điểm
0,75
3
Tâm trạng của nhân vật trữ tình là: 
- Nhớ nước, thương nhà...
- Đau lòng, xót xa trước hiện thực đất nước bị chia cắt hai miền.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo ý: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời có được 1/2 số ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời được một ý nhưng diễn đạt còn chưa sáng rõ: 0,25 điểm. 
- Học sinh trả lời không chính xác nội dung hoặc không trả lời: Không cho điểm
1.0
4
Nhận xét về nghệ thuật đối:
- Nhấn mạnh được nội dung: 
+ những nét vẽ tả cảnh cân xứng hài hòa;
+ khắc sâu tâm trạng của nhân vật trữ tình;
- Tạo nhịp điệu.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh nhận xét được đầy đủ: 0,5 điểm
- Học sinh nhận xét được 1/2 ý như đáp án: 0,25 điểm
- Học sinh trả lời không chính xác nội dung hoặc không trả lời: Không cho điểm
0,5
II
LÀM VĂN
Viết đoạn văn
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ thế nào là người truyền cảm hứng. Có thể theo hướng sau:
 Tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ có biểu hiện rất phong phú: ý thức học tập, rèn luyện tu dưỡng để trở thành những 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020_2021_c.doc