Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Chỉ ra 02 phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn bản.
Câu 3. Tìm các chi tiết trong đoạn văn để cho thấy chị Út là một “người mẹ - cầm súng”.
Câu 4. Suy nghĩ của em về câu nói cuối cùng của nhân vật chị Út trong đoạn văn “Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh? Sau này tụi nó đánh giặc còn ngon hơn tụi mình bây giờ nhiều.”
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
đến không hề nhận ra của cô vợ nhặt. Chỉ sau một thời gian ngắn ngủi, với sự tàn phá khủng khiếp của cái đói, cô vợ nhặt gần như biến đổi hoàn toàn về nhân hình, nhân dạng. Từ một người khỏe mạnh, thị đã biến thành kẻ đói rách, khổ sở: ” quần áo tả tơi như tổ đỉa, thị gầy rọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt “. ++Vốn là người nông dân hiền lành, lương thiện, sự thay đổi, biến dạng của người vợ nhặt không thể không tác động vào lòng trắc ẩn nơi Tràng. Bởi vậy, Tràng đã rất nhanh chóng đi đến quyết định cho thị ăn một bữa no rồi dẫn về nhà làm vợ. Thực chất đó chính là hành động đầy tình người, dám đưa đôi bàn tay của mình để cưu mang những người cùng cảnh ngộ. ++ Bốn bát bánh đúc và câu nói đùa ” Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” của Tràng đã trở thành sự thật vì sau đó người vợ nhặt theo Tràng về thật. Những đặc sắc nghệ thuật: tạo tình huống “nhặt ” vợ rất éo le, bất ngờ và cảm động; Tràng nhặt được vợ phù hợp với tâm lý và tình cảm của nhân vật. không có sự khiên cưỡng, chắp nối; ngôn ngữ đậm chất nông dân và có sự gia công sáng tạo của nhà văn. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm. 2,5 * Đánh giá tấm lòng của nhà văn dành cho người nông dân – Qua hai lần gặp gỡ của nhân vật Tràng, Kim Lân thể hiện niềm cảm thông sâu sắc trước hoàn cảnh bi đát của người nông dân Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945; – Nhà văn ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của của họ. Đó là khát vọng sống, đề cao tình thương, tình nghĩa con người trong tận cùng khổ đau khi đối diện với đói, cái chết đang rình rập. Tác giả gửi gắm niềm tin vào người nông dân. Chính khát vọng hạnh phúc gia đình sẽ làm nên sức mạnh để con người hướng về tương lai. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. 0,5 d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Kim Lân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 0,5 Tổng điểm 10,0
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_12_nam_hoc_2020_2021.docx