Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Du (Có đáp án và thang điểm)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên. (0.5đ)
Câu 2: Khi hai con ếch bị rơi xuống một cái hố sâu thì tất cả các con ếch còn lại trong bầy đã làm gì? (0.5đ)
Câu 3: Vì sao hai con ếch cùng rơi xuống hố nhưng lại có kết cục khác nhau. (1.0đ)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Du (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra giữa kỳ I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Nguyễn Du (Có đáp án và thang điểm)
con ếch này bị nặng tai. Nó tưởng cả bầy ếch đã động viên nó suốt khoảng thời gian vừa qua. (Theo Thế giới trong ta) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên. (0.5đ) Câu 2: Khi hai con ếch bị rơi xuống một cái hố sâu thì tất cả các con ếch còn lại trong bầy đã làm gì? (0.5đ) Câu 3: Vì sao hai con ếch cùng rơi xuống hố nhưng lại có kết cục khác nhau. (1.0đ) Câu 4: Nêu ý nghĩa của câu chuyện trên. (1.0đ) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận về bài thơ Thương vợ của nhà thơ Tú Xương? Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. (Theo Ngữ văn 11, tập 1, NXBGD, 2014, tr. 29) ...........................................Hết......................................... HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt: Tự sự 0,5 2 Tất cả các con ếch còn lại trong bầy đều bu quanh miệng hố để kéo chúng lên. Nhưng khi thấy cái hố quá sâu, cả bầy liền nói với hai con ếch rằng chúng chỉ còn nước chết mà thôi. 0,5 3 -Con ếch thứ nhất chết vì khi nghe lời của những con ếch khác nó thấy rất tuyệt vọng. -Con ếch thứ hai có thể nhảy lên hố vì nó không nghe rõ những lời nói kia mà nghĩ là tiếng cổ vũ. 1,0 4 Trả lời ngắn gọn, nêu rõ ràng ý nghĩa của câu chuyện: trong hoàn cảnh khó khăn, bế tắc, mỗi lời nói của người khác có thể là nguồn động viên tinh thần to lớn, nhưng cũng có thể đẩy người ta tới hoàn cảnh khốn cùng hơn. Do vậy mỗi người cần ý thức về việc lựa chọn và sử dụng lời nói cho hợp lí. 1.0 II LÀM VĂN 7.0 1 Bài thơ Thương vợ của Tú Xương 7.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: + Mở bài: Nêu được vấn đề nghị luận + Thân bài: Triển khai vấn đề. + Kết bài: Kết luận được vấn đề 0.5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 5.0 HS có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: - Về nội dung: + Hình ảnh Bà Tú- một người vợ, một người mẹ giàu đức hi sinh, tảo tần chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con + Hình ảnh ông Tú – Một người chồng thương vợ, luôn dõi theo bước chân của vợ nhưng bất lực trước thực tại, trước những bất công của xã hội đương thời -Về nghệ thuật: Ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh giàu tính hình tượng, sử dụng chất liệu văn học dân gian để khắc họa hình tượng bà Tú d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, độc đáo, suy nghĩ kiến giải mới về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. 0.5 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. 0.5 Tổng điểm 10.0
File đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ky_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2020_2021_t.docx