Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10+11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu2: Chỉ ra một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu ca dao sau:

Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,

Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,

Bảy trứng: cũng ung.

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật vừa chỉ ra ở câu 2.

 

docx 39 trang trandan 06/10/2022 8360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10+11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10+11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10+11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án và thang điểm)
 2.
Câu 4: Nêu nội dung của hai câu ca dao: Chớ than phận khó ai ơi!/Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây?
Câu 5: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp được gợi ra từ hai câu ca dao sau (viết khoảng 6 đến 8 dòng):
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây
Câu 6: Hãy nêu bài học ý nghĩa nhất đối với anh/chị rút ra từ văn bản trên.
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về bài ca dao:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem !
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
 ( Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa - bài 2 - Ngữ văn 10 - trang 83)
-----------HẾT ----------
KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, lớp 10
(Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4,0
1
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt chính: không cho điểm.
0,5
2
Hướng dẫn chấm: 
- biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu ca dao:
 Liệt kê/lặp từ/ lặp cấu trúc ngữ pháp (cú pháp)/,tăng cấp (tăng tiến), /ẩn dụ...
(HS có thể kể một trong các biện pháp tu từ trên)
- - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. 
- Học sinh trả lời không đúng cácnhân vật giao tiếp:không cho điểm.
0,5
3
Hướng dẫn: chấm: 
- Tác dụng của liệt kê, lặp từ, lặp câu trúc, tăng cấp: Liệt kê và nhấn mạnh nỗi khổ của người lao động xưa.
- Biện pháp ẩn dụ: "Trứng ung" – những mất mát liên miên xảy ra đối người lao động.
=> Hình ảnh tượng trưng về nỗi khổ của người lao động xưa.
(HS có thể chọn một biện pháp nghệ thuật, chỉ ra biện pháp nghệ thuật đó và nêu đúng tác dụng).
- Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh trả lời được “để uống nước dọc đường”: 0,25 điểm
0,5
4
Hướng dẫn chấm:
Nội dung:
 - Câu ca dao là lời tự động viên mình của người lao động xưa.
- Là lời nhắn nhủ mọi người hãy luôn lạc quan, tin tưởng dù cuộc sống còn nhiều khó khăn.
(HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo một trong hai nội dung trên)
- Học sinh trả lời như Đáp án hoặc có cách diễn 
đạt tương đương: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời 1 trong 2 ý của Đáp án: 0,5 điểm.
0,75
5
Hướng dẫn chấm:
 - Nội dung: HS có thể nói về một trong các thông điệp sau:
Tinh thần lạc quan trong cuộc sống;
Biết chấp nhận khó khăn để tìm cách vượt qua...
- Hình thức:
Khoảng 6 – 8 dòng (có thể hơn hoặc kém 1 dòng),
Đúng chính tả, ngữ pháp.
(HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo thể hiện suy nghĩ sâu sắc, chân thành, tích cực về một thông điệp gợi ra từ câu ca dao)
- Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời không đúng phương thức biểu đạt chính:không cho điểm.
0,75
6
- Học sinh rút ra bài học ý nghĩa nhất với bản thân.
- Trình bày thuyết phục.
Hướng dẫn chấm: 
-Học sinh nêu bài học: 0,25 điểm
- Học sinh trình bày, lí giải: 
+ Trình bày thuyết phục: 0,75 điểm; 
+ Trình bày chung chung:0,5 điểm;
+ Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm.
1,0
II
LÀM VĂN
6,0
Cảm nhận của anh chị về bài ca dao: 
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi, nếm thử mà xem !
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
6,0
Bài vảo viết cần đảm bao các yêu cầu sau.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn.
b. Xác định đúng yêu cầu đề bài.
c. Triển khai mạch lạc, lo gich.
+ Mở Bài
- Giới thiệu câu ca dao tiêu biểu cho motip than thân trách phận
- Vẻ đẹp và giá trị của câu ca dao và tài năng của các nghệ sĩ dân gian.
0,5
b. Xác định đúng yêu cầu đề bài: 
Hướng dẫn chấm: 
+ Thân Bài
a. Sử dụng hình ảnh "Thân em"
- Hình ảnh quen thuộc trong ca dao than thân - Cho thấy sự mong manh yếu đuối và khát khao thấu hiểu của người phụ nữ
b. Hình ảnh "củ ấu gai"
- Củ ấu gai là một loại củ rất thân thiết và gần gũi với người dân đất Việt và cho thấy được vẻ đẹp giản dị, không kiêu sa đài các của người phụ nữ.
- So sánh khéo léo: Có những đặc đ...oi Thúy Kiều là“tâm phúc tương tri và dặn dò, động viên nàng bằng những lời lẽ ân tình.
- Nhân vật Từ Hải được khắc họa bằng bút pháp lí tưởng hoá, hình ảnh ước lệ kì vĩ, phóng đại, tạo cho nhân vật một tầm vóc phi thường.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày đầy đủ, sâu sắc:2,5 điểm
- Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm - 1,25 điểm.
- Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm
2,5
* Đánh giá
- Đoạn trích thể hiện khuynh hướng lí tưởng hóa người anh hùng bằng bút pháp ước lệ gắn bó chặt chẽ với cảm hứng vũ trụ. 
- Nguyễn Du gửi gắm nơi người anh hùng Từ Hải khát vọng tự do, công lí trong xã hội nhiều bất công, ngang trái.
Hướng dẫn chấm:
- Đáp ứng được 1 trong 2 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,5
e. Sáng tạo: vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
Hướng dẫn chấm
+ Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm.
+ Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm.
+ Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm.
1,0
Tổng điểm
10,0
..........................Hết............................
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ MINH HỌA
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn, Lớp: 11
Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề
Họ và tên học sinh:... Mã số học sinh:.
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
	Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “cây hoàng lan”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng hay chơi dưới gốc nhặt hoa. Đã từ lâu lắm, ngày mới có căn nhà này, ngày cha mẹ chàng hãy còn. Rồi đến ngày một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Bây giờ cây đã lớn.
Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này.Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi.
	Nghe thấy bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Bà lại gần săn sóc, buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Gió quạt đưa nhẹ trên mái tóc chàng. Thanh vẫn nằm yên nhắm mắt nhưng biết bà ở bên mình.Chàng không dám động đậy, yên lặng chờ cho bà lại đi ra. Bà xuống bếp làm cơm hẳn. Tiếng dép nhỏ dần.
(Trích Dưới bóng hoàng lan -Thạch Lam, NXB Văn hóa Thông tin, 2007, tr. 165-166)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2.Trong đoạn trích,cây hoàng lanđược miêu tả qua những chi tiết nào?
Câu 3. Nêu tâm trạng của nhân vật Thanh khi trở về dưới bóng hoàng lan trong đoạn trích.
Câu 4.Anh/Chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Thạch Lam trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của sự trải nghiệm trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong đoạn trích sau:
Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
Trong không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.
Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng dậy và đĩnh đạc bảo: 
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi.Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói nên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên về quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc cái đời lương thiện đi.
	Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.
	Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.
	Ngục quan cảm động, vái người tử tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
(Trích Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân,Ngữ văn 11, 
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 113-114)
......................Hết.......................
BỘ GI... khắc họa nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống độc đáo; sử dụng ngôn ngữ giàu tính tạo hình, bút pháp lãng mạn để tô đậm vẻ đẹp của nhân vật.
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm - 2,5 điểm
-Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu : 1,0 điểm - 1,75 điểm.
-Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm.
2,5
* Đánh giá:
- Nhân vật Huấn Cao được khắc họa với vẻ đẹp lí tưởng, hiện ra trong hình ảnh của người sáng tạo và ban phát cái đẹp.
- Nhân vật Huấn Cao thể hiện quan niệm thẩm mĩ tiến bộ, lòng yêu nước thầm kín và ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân.
Hướng dẫn chấm:
-Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
-Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
0,5
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Tuân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
Tổng điểm
10,0
..........................Hết............................
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ MINH HỌA
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn, lớp11
Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề
Họ và tên học sinh:..............................................................Mã số học sinh:...................
I.ĐỌC HIỂU(3,0 điểm)
Đọc bài thơ:
GIẤC MƠ ANH LÁI ĐÒ
(Nguyễn Bính)
Năm xưa chở chiếc thuyền này.
Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều.
Để tôi mơ mãi mơ nhiều:
“Tước đay xe võng nhuộm điều, ta đi.
Tưng bừng vua mở khoa thi, 
Tôi đỗ quan Trạng, vinh quy về làng.
Võng anh đi trước võng nàng...
Cả hai chiếc võng cùng sang một đò.”
Đồn rằng đám cưới cô to.
Nhà giai thuê chín chiếc đò đón dâu.
Nhà gái ăn chín nghìn cau,
Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín nghìn...
Lang thang tôi dạm bán thuyền,
Có người giả chín quan tiền lại thôi!
(Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân, 
NXB Văn học, 2000,tr.347)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thõ.
Câu 2.Trong giấc mơ, nhân vật trữ tình đã hình dung ra cảnh tượng nào?
Câu 3.Anh/Chị hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ sau?
Lang thang tôi dạm bán thuyền,
Có người giả chín quan tiền lại thôi!
Câu 4. Nêu nhận xét của anh/chị về giấc mơ của nhân vật trữ tình trong bài thơ. 
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm)
Khi tài năng chưa đủ để thực hiện ước mơ, bạn chọn từ bỏ hay kiên trì trau dồi bản thân để thực hiện ước mơ ấy?
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) lí giải về sự lựa chọn của anh/chị.
Câu 2(5,0 điểm)
Anh/Chị hãy phân tích quan niệm về thời gian được nhà thơ Xuân Diệu thể hiện trong đoạn thơ sau:
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, 
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, 
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, 
Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.22)
-------------------Hết--------------------
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ MINH HỌA
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021
 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn, Lớp: 11
 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm .trang)
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Nhân vật trữ tình trong bài thơ: anh lái đò.
Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định nhân vật trữ tình là “tôi” hay “tác giả” vẫn cho điểm tối đa.
0,75
2
Trong giấc mơ, nhân vật trữ tình đã hình dung ra cảnh týợng: Vua mở khoa thi, nhân vật trữ tình đỗ quan Trạng vinh quy về làng, võng anh và võng nàng cùng sang sông trên một con đò.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm
- Trả lời được 1/2 yêu cầu trong Đáp án: 0,5 điểm
Lưu ý: Học sinh trích dẫn nguyên văn những câu thơ nói về giấc mơ của nhân vật trữ tình vẫn cho điểm tối đa
0,75
3
Nội dung của hai câu thơ:
- Anh lái đò định bán thuyền, có người trả chín quan tiền nhưng anh lại không bán nữa.
- Nỗi buồn, sự thất vọng, trống trải của nhân vật trữ tình khi giấc mơ không thành.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm
- Trả lời được 1 ý trong Đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời được 1 phần của ý 1 hoặc ý 2 trong Đáp án: 0,25 điểm
Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.
1,0
4
Nhận xét về giấc mơ của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Đó là giấc mơ lỡ dở của cái tôi lãng mạn, thể hiện cảm giác lạc lõng của nhân vật trữ tình trước hiện tại.
Hướng dẫn chấm: 
- Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Trả lời được ½ yêu cầu trong Đáp án: 0,25 điểm
Lưu ý: Học sinh nhận xét về giấc mơ của nhân vật trữ tình trong bài thơ bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_1011_nam_hoc_2020_2021.docx