Đề kiểm tra số 3 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)

Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn in đậm và nêu tác dụng của chúng.

Câu 3 (0,5 điểm): Cách lập luận trong bốn câu cuối của đoạn trích có gì giống nhau?

 

doc 3 trang trandan 07/10/2022 4280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 3 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra số 3 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)

Đề kiểm tra số 3 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)
: “Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy”
Thầy giáo xúc động : “Trả lời rất đúng”
...Hóa ra lúc ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút quyết định, người chồng đã dành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình để nuôi đứa con gái nhỏ lớn khôn. Kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im ắng, các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện này: Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác.
Người thích chủ động thanh toán tiền, không phải bởi vì người ta dư dả, mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc.
Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải bởi vì người ta ngốc, mà là người ta hiểu được ý nghĩa trách nhiệm.
Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước, không phải bởi vì người ta sai, mà là người ta hiểu được sự trân quý của người bên cạnh mình.
Người tình nguyện giúp đỡ người khác, không phải vì nợ người đó cái gì, mà là vì người ta xem người đó là bạn. (Dẫn theo phunuvagiadinh.vn)
Câu 1 ( 0,5 điểm):  Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn in đậm và nêu tác dụng của chúng.
Câu 3 (0,5 điểm): Cách lập luận trong bốn câu cuối của đoạn trích có gì giống nhau?
Câu 4 (1,0 điểm): Trong văn bản trên, anh (chị) tâm đắc với điều gì nhất? Vì sao? 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong phần đọc – hiểu: đừng nên dễ dàng nhận định người khác.
 Câu 2 (5 điểm): Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau để thấy được nét mới của Nguyễn Khoa Điềm khi cảm nhận mối quan hệ giữa cá nhân và đất nước: 
 Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời... 
 (Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1.) 
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 3
 NĂM HỌC 2019 – 2020
Môn: Ngữ văn – Lớp 12 (Chương trình chuẩn)
Phần
Câu
 Nội dung
Điểm
 I
ĐỌC HIỂU
3,0
1
Hai phương thức biểu đạt: Tự sự và nghị luận.
0,5
2
* Hai biện pháp tu từ: hs xác định hai trong các biện pháp sau
- Liệt kê : những hành động của con người trong cuộc sống – chủ động thanh toán tiền, nhận nhiều việc về mình, xin lỗi trước
- Điệp cấu trúc câu : .không phảimà là
- Đối lập (lâm thời): dư dả - trọng tình bạn, ngốc – hiểu được ý nghĩa trách nhiệm, sai – trân trọng người bên cạnh mình, nợ - xem người đó là bạn.
(học sinh có thể có cách diễn đạt khác mà hợp lí vẫn chấp nhận)
* Tác dụng : Tạo nên những câu văn cân đối, nhịp nhàng, tác động mạnh đến nhận thức người đọc, nhấn mạnh ý : mỗi một hành động của con người có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cần nghĩ sâu, suy xét kỹ để đánh giá đúng về họ, để trân trọng những tấm chân tình quanh ta.
0, 5
0,5
3
Điểm giống nhau về cách lập luận trong bốn câu cuối đoạn trích: lập luận theo hình thức đưa ra suy đoán, phủ định sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai. (học sinh có thể có cách diễn đạt khác nhưng đều làm nổi bật được nét giống nhau trong cách lập luận thì vẫn chấp nhận)
0,5
4
Nêu và lí giải điều tâm đắc sau khi đọc xong văn bản, đảm bảo hai nội dung:
 + Nêu điều tâm đắc: tùy hs chọn, có thể là lời bình cuối đoạn trích, tính chất bất ngờ, lí thú của câu chuyện, hay sự xúc động về tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng
 + Lí giải: ý nghĩa của điều rút ra với bản thân, với cuộc sống.
0,5
0,5
II
LÀM VĂN
1
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến nêu trong phần đọc – hiểu: đừng nên dễ dàng nhận định người khác.
2.0
a. Đảm bảo yêu cầu về 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_so_3_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2019_2020_truong.doc