Đề kiểm tra số 5 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)
Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định một thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn cuối.
Câu 3 (0,5 điểm): Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội ?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 5 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra số 5 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu (Có đáp án)
mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015) Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định một thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn cuối. Câu 3 (0,5 điểm): Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội ? Câu 4 (1,0 điểm): Theo anh (chị), vì sao người khiêm tốn luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa? II. LÀM VĂN (7,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của đức tính khiêm tốn. Câu 2 (5,0 điểm): Anh (chị) hãy phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Tràng từ khi quyết định cưu mang người vợ “nhặt” (Tác phẩm “Vợ nhặt” – Kim Lân). Từ đó nêu cảm nhận ngắn gọn về phẩm chất của nhân vật này. ----- HẾT ------- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT SỐ 5 NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn – Lớp 12 (Thời gian: 90 phút) Phần Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU 1 Hs xác định một trong hai thao tác lập luận: giải thích và bình luận. 0,5 2 * Biện pháp tu từ: Liệt kê các biểu hiện của người khiêm tốn: tự cho mình là kém, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa * Tác dụng : diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của người khiêm tốn, giúp người đọc hiểu rõ về đối tượng này. 0,5 0,5 3 Câu nói Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân của con người trong xã hội. có nghĩa là người có đức tính khiêm tốn sẽ nâng cao giá trị của mình trong xã hội, khẳng định được bản thân. * Học sinh có cách giải thích khác, hợp lí vẫn chấp nhận. 0,5 4 Người khiêm tốn không ngừng học hỏi bởi vì: + Họ hiểu rằng kiến thức của mỗi người dù cao đến đâu cũng hữu hạn, bé nhỏ như những giọt nước trong thế giới rộng lớn, mà kiến thức của loài người lại mênh mông như đại dương bao la. Nếu không học sẽ bị tụt hậu. + Con người phải học hỏi để nâng tầm giá trị của bản thân, để khẳng định mình và thành công. 0,5 0,5 II. LÀM VĂN 1 Viết đoạn văn ngắn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của đức tính khiêm tốn. 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn nghị luận 200 chữ, học sinh có thể trình bày theo các diễn dịch, quy nạp, tổng –phân –hợp, móc xích hoặc song hành. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của đức tính khiêm tốn. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận: học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. Học sinh có thể viết theo nhiều cách, đảm bảo được các ý sau: - Giải thích: Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. - Ý nghĩa của đức tính khiêm tốn: + Khiêm tốn giúp con người nhận ra nhận ra sự thiếu sót và hạn chế của bản thân, không ngừng học tập, rèn luyện để tiến bộ và thành công. + Giúp con người nâng cao phẩm giá, khiến cho các mối quan hệ thêm bền chặt, khăng khít và tạo được sự tin tưởng lẫn nhau. + Giúp cho con người biết tự kiềm chế bản thân, có cuộc sống nhẹ nhàng, ít xô bồ hơn trong xã hội hiện giờ. - Mở rộng: Tuy vậy, khiêm tốn không có nghĩa là tự ti, hạ thấp bản thân, rụt rè, không đánh giá đúng năng lực bản. - Phê phán: những con người có tính tự cao, tự đại, kiêu căng, ngạo mạn - Liên hệ bản thân. 0.25 0.5 0.25 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_so_5_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2019_2020_truong.doc