Đề thi khảo sát THPT Quốc gia lần I môn Ngữ văn - Sở GD & ĐT Hà Nội (Có đáp án)

Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

Câu 2. Xác định vấn đề chính mà văn bản đề cập.

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình?

 

docx 11 trang trandan 07/10/2022 5880
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát THPT Quốc gia lần I môn Ngữ văn - Sở GD & ĐT Hà Nội (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi khảo sát THPT Quốc gia lần I môn Ngữ văn - Sở GD & ĐT Hà Nội (Có đáp án)

Đề thi khảo sát THPT Quốc gia lần I môn Ngữ văn - Sở GD & ĐT Hà Nội (Có đáp án)
nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác”. Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.
Có thể bạn sẽ nói:“Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.
(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
Câu 2. Xác định vấn đề chính mà văn bản đề cập.
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình?
Câu 4. Rút ra thông điệp cho bản thân.
Câu 2. (5,0 điểm): 
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến qua đoạn thơ thứ ba trong bài thơ “Tây Tiến” - Quang Dũng. Từ đó, hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và đậm chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.
	Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
	Quân xanh màu lá dữ oai hùm
	Mắt trừng gửi mộng qua biên giới 
	Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
	 Rải rác biên cương mồ viễn xứ
	Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
	Áo bào thay chiếu anh về đất
	Sông Mã gầm lên khúc độc hành
 --------------0---------------
GỢI Ý ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN VĂN LỚP 12 - LẦN 1
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
 I
ĐỌC HIỂU 
 3.0
1
Phương thức biểu đạt chủ yếu: Nghị luận
 0,5
2
Vấn đề chính mà văn bản đề cập: Bàn về lòng tự tin 
0,5
3
Tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình” Vì: Lòng tự tin xuất phát từ bên trong, từ sự hiểu mình: Biết ưu thế, sở trường bản thân sẽ phát huy để thành công trong công việc, cuộc sống; biết mình có những hạn chế, khuyết điểm sẽ có hướng khắc phục để trở thành người hoàn thiện, sống có ích
1,0
4
HS trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất. 
Chẳng hạn: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định. 
Bởi vì: Mỗi người cần biết tự tin vào bản thân mình để ta biết phát huy ưu điểm. Từ đó, xác định con đường đi đúng đắn và khẳng định bản thân bằng tài năng, nhân cách của chính mình. 
 1,0
II
LÀM VĂN
1
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về: Lòng tự tin.
 2,0
Yêu cầu về hình thức: 
Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 từ. Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...
Yêu cầu về nội dung: 
1. Giải thích:
- Tự tin: tin vào khả năng của bản thân mình. 
2. Phân tích, chứng minh, bình luận:
HS có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục. Dưới đây là một số gợi ý:
- Lòng tự tin là một phẩm chất tốt đẹp của con người. Khi có lòng tự tin con người dễ gặt hái thành công trong cuộc sống.
- Biểu hiện của lòng tự tin: luôn tin tưởng vào bản thân, chủ động trước mọi tình huống, không lấy làm hổ thẹn trước những khuyết điểm của bản thân, nỗ lực khắc phục điểm yếu để trở thành người hoàn thiện.
- Mở rộng: Tự tin không đồng nghĩa với tự cao, tự đại.
- Phê phán những người sống tự ti, không nhận thấy giá trị của bản thân.
- Dẫn chứng
3. Bài học nhận thức và hành động:
- Luôn lạc quan, vui vẻ, tự tin rằng mình có những giá trị sẵn có.
- Phấn đấu, nỗ lực không ngừng trước những khó khăn, thất bại để luôn tự tin trong cuộc sống.
 0,5
 1,0
0,50
2
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình ảnh người lính Tây Tiến qua đoạn thơ thứ ba trong bài thơ “Tây Tiến” - Quang Dũng. Từ đó, hãy làm rõ vẻ đẹp lãng mạn và đậm chất bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến.
5,0
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận phân tích một đoạn thơ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của ...Dũng, Ngữ văn 12, Tập một NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.88)
HƯỚNG DÂN CHẤM 
ĐỀ DỰ PHÒNG
Phần
Câu
Nội dung
 Điểm
 I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
Phong cách ngôn ngữ: Chính luận
0,5
2
Theo tác giả chúng ta cần có thái độ lắng nghe hết lòng, không thành kiến, không phiền não và chân thành.
 0,5
3
Vì sao tác giả cho rằng: Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ?
Lí giải:
 - Vì khi không được lắng nghe con người sẽ dễ rơi vào trầm cảm, bi quan, chán chường, tuyệt vọng tạo thành những dấu hiệu bệnh lí về mặt tinh thần.
- Khi được lắng nghe, người đang đau khổ sẽ cảm thấy được quan tâm, chia sẻ, được cảm thông, xoa dịu tâm trạng của họ nên việc tác giả cho rằng người lắng nghe đóng vai trò thầy thuốc cũng là dễ hiểu.
 1,0
4
Học sinh có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình, miễn là có những kiến giải hợp lí.
- Đồng tình: vì cuộc sống bận rộn và ai cũng phải trăn trở với những vấn đề của riêng mình nên không muốn lắng nghe người khác.
- Không đồng tình: vì thực tế tuy cuộc sống luôn xô bồ, vội vã nhưng vẫn có rất nhiều người sẵn sàng lắng nghe những người xung quanh để chia sẻ và yêu thương họ.
- Vừa đồng tình vừa không đồng tình: vì cả 2 lí do trên.
1,0
II
LÀM VĂN
1
Mục đích cuối cùng của lắng nghe là để thấu hiểu hay cảm thông? Anh chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Lắng nghe để thấu hiểu và cảm thông.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Yêu cầu về nội dung:
- Đặt vấn đề:
+ Vai trò của lắng nghe trong cuộc sống và trả lời câu hỏi:“Mục đích cảm thông?”
- Phân tích
+ Lựa chọn: mục đích cuối cùng là thấu hiểu và cảm thông, nếu không thấu hiểu sẽ không thể cảm thông và ngược lại.
+ Lắng nghe chân thành sẽ giúp con người tìm được sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn.
+ Cần tránh kiểu lắng nghe hình thức, nửa vời, cho có. Vì không những người chia sẻ bị tổn thương mà ta còn bị lãng phí thời gian mà không đạt hiệu quả hay thậm chí có thể đánh mất sự tin yêu của họ dành cho ta.
- Bàn luận:
+ Đây là hành động đúng đắn, đáng trân trọng.
+ Lắng nghe là chìa khóa để mở cửa tâm hồn người khác, mở cửa hạnh phúc gia đình và cánh cửa thành công trong cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Hiểu về vai trò và đề cao sự lắng nghe trong giao tiếp.
+ Chủ động tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống bằng sự lắng nghe chân thành.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; cách diễn đạt mới mẻ.
 0,25
 0,25
1,0
 0,25
 0,25
2
Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc thông qua đoạn trích.
5,0
a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận phân tích một đoạn thơ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
0,5
b. Yêu cầu về kiến thức: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và chất họa trong đoạn thơ.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu 
1. Giới thiệu về tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến, luận đề; Chép nguyên văn đoạn thơ
0,5
2. Yêu cầu cơ bản: Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc thông qua đoạn trích thơ đề bài yêu cầu:
− Không gian ở câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm” mở ra theo chiều cao và độ sâu. Vì điệp từ dốc, cách ngắt nhịp 4/3 tách biệt hai vế (Dốc lên khúc khuỷu/dốc thăm thẳm) gợi địa hình cao và nguy hiểm. Bên cạnh đó, từ láy khúc khuỷu gợi hình ảnh những con đường triền dốc ngoằn nghoèo, quanh co hoặc những lát cắt địa hình núi trẻ; từ láy thăm thẳm vừa gợi ra độ cao, vừa gợi ra chiều sâu.
– Câu thơ Heo hút cồn mây súng ngửi trời thì không gian mở ra theo một điểm nhìn khác: từ trên cao nhìn xuống. Ở trên cao xuất hiện những cồn mây trắng, không gian hoang sơ, heo hút. Điểm đặc sắc nhất trong câu thơ là hình ảnh nhân hóa súng ngửi trời. Đây là một phép so sánh liên tưởng thú vị, độc đáo. Hình ảnh này không chỉ khiến người đọc hình dung ra độ cao địa hình (cao đến tưởng như súng có thể chạm trời, mà cao thì hiểm trở) mà còn thấy được tinh thần lạc quan, trẻ trung của người lính thông qua sự liên tưởng tinh nghịch, thú vị. Đồng thời, nếu tinh tế ta còn cảm nhận thêm được tầm vóc kì vĩ của con người giữa thiên nhiên. 
– Điểm nhìn không gian câu thơ tiếp theo cũng tương tự như câu thơ Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm. Nhưng điểm khác biệt là không gian có sự giãn nở và nguy hiểm hơn. Vì nó không còn chỉ là những con dốc nữa mà câu thơ gợi ra địa hình cao thì chót vót mà sâu thì hun hút. Để tưởng tượng ra được hình ảnh cụ thể như vậy là nhờ điệp từ ngàn thước và tính từ mang tính chất đối nghịch: lên, xuống. Nhịp thơ (4/3, chia tách hai vế

File đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_thpt_quoc_gia_lan_i_mon_ngu_van_so_gd_dt_ha.docx