Đề khảo sát chất lượng học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Nam Định

Câu 1 (0.5 điểm). Theo tác giả, kỹ năng học tập suốt đời yêu cầu điều gì ở mỗi người?

Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra điểm khác biệt giữa những người học tập suốt đời với những

người không học tập suốt đời khi ở độ tuổi trung niên, lớn tuổi.

Câu 3 (1.0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu“Với

họ, học tập suốt đời là quá trình thám hiểm để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của họ.”

pdf 2 trang trandan 07/10/2022 14540
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Nam Định

Đề khảo sát chất lượng học kỳ 1 môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Sở GD & ĐT Nam Định
 chứng lãng quên hay dấu hiệu sớm 
của bệnh Alzheimer. 
Có những người có tính tò mò với ham muốn tìm ra mọi thứ. Họ không chấp nhận 
điều họ được nói cho biết, mà tự nghiên cứu cho đến khi họ hiểu đầy đủ. Họ tin rằng học 
từ người khác là hời hợt, còn tự tìm hiểu thì tốt hơn. Họ tích cực làm theo cách riêng của 
mình để học được nhiều hơn, cho đến khi họ hiểu mọi thứ ... Họ đặt ra các câu hỏi giúp 
họ đưa tri thức mới vào bối cảnh rộng lớn hơn. Họ muốn phát triển các quy tắc và công 
thức trong tâm trí họ về cách mọi thứ khớp nối với nhau. Với họ, học tập suốt đời là quá 
trình thám hiểm để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của họ.” 
 (Trích Bước ra thế giới, Giáo sư John Vu, 
 NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr 97) 
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 
Câu 1 (0.5 điểm). Theo tác giả, kỹ năng học tập suốt đời yêu cầu điều gì ở mỗi người? 
Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra điểm khác biệt giữa những người học tập suốt đời với những 
người không học tập suốt đời khi ở độ tuổi trung niên, lớn tuổi. 
Câu 3 (1.0 điểm). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu“Với 
họ, học tập suốt đời là quá trình thám hiểm để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của họ.” 
Câu 4 (1.0 điểm). Anh/Chị có suy nghĩ gì về việc người học tự“đặt ra các câu hỏi”để 
khám phá tri thức mới? 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
Trang 2/2 
Phần II. Làm văn (7.0 điểm) 
Câu 1 (2.0 điểm) 
Từ nội dung đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn 
(khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi: Vì sao chúng ta cần học tập suốt đời? 
Câu 2 (5.0 điểm) 
Cảm nhận của anh/chị về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trong đoạn thơ sau: 
 “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu1 
 Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái2 
 Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại 
 Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương3 
 Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm 
 Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên4 
 Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh 
 Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm5 
 Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi 
 Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha 
 Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy 
 Những cuộc đời đã hóa núi sông ta” 
 (Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, 
Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2018, tr 120) 
------------HẾT------------ 
1 Núi Vọng Phu: núi có hình người vợ chờ chồng ở Đồng Đăng, Lạng Sơn và nhiều nơi khác ở nước ta. 
2 Hòn Trống Mái: hai tảng đá giống hình trống mái nằm trên một ngọn núi ven biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) và nhiều 
nơi khác ở nước ta. 
3 Chín mươi chín con voiHùng Vương: theo truyền thuyết, những đồi núi bao quanh núi Hi Cương, nơi có đền thờ 
các vua HÙng, chính là đàn voi 99 con quây quần chầu phục đất Tổ. 
4 Núi Bút, non Nghiên: núi có hình cây bút và nghiên mực ở Quảng Ngãi. 
5 Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm: tên những người có công với dân, với nước đã thành sơn danh, địa danh 
ở Nam Bộ. 

File đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_1_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2.pdf
  • pdfHDC_Ngữ văn 12.pdf