Tổng hợp các đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn tỉnh Bình Dương (Có đáp án)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.

Câu 2. Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn:

“Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy

Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say

Ta run run nắm những bàn tay

Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng”

Câu 3. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản?

pdf 187 trang trandan 9380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp các đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn tỉnh Bình Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp các đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn tỉnh Bình Dương (Có đáp án)

Tổng hợp các đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn tỉnh Bình Dương (Có đáp án)
 Xuân, NXB Giải phóng 1969) 
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. 
Câu 2. Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: 
 “Ta lại gặp những mặt người ta yêu biết mấy 
 Ta nhìn ta, ta ngắm, ta say 
 Ta run run nắm những bàn tay 
 Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng” 
Câu 3. Tác giả thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản? 
Câu 4. Thông điệp nào sâu sắc nhất đối anh/ chị qua đoạn thơ sau: 
“Như tấm lòng em trong trắng thủy chung 
Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm 
Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm 
Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng 
Hoa lục bình tím cả bờ sông”. 
II. Phần làm văn 
Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn 
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về những việc cần làm để giữ gìn nét đẹp 
truyền thống của quê hương. 
Câu 2. (5,0 điểm) 
Phân tích cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn độc lập qua đoạn trích sau: 
 Hỡi đồng bào cả nước, 
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền 
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do 
và quyền mưu cầu hạnh phúc”. 
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, 
câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào 
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. 
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “ 
Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng 
về quyền lợi” 
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.” 
(“Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008) 
Từ đó, anh/chị hãy nhận xét nghệ thuật luận luận của chủ tịch Hồ Chí Minh trong 
đoạn trích. 
(Hết) 
GỢI Ý CHẤM 
Phần/ 
Câu 
 Yêu cầu nội dung Điểm 
 I. Phần 
Đọc - hiểu 
 3.0 
Câu 1 Thể thơ của văn bản là: thể thơ tự do 0.5 
Câu 2 Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên là: 0.5 
 - Điệp từ “ta” 
- Liệt kê “ta nhìn ta, ta ngắm, ta say” 
Câu 3 Thái độ, tình cảm của tác giả trong văn bản: 
 - Xúc động, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, vẻ đẹp của con người 
khi trở lại thăm quê nội. 
 - Trân trọng, ca ngợi những vẻ đẹp truyền thống của quê hương và 
những phẩm chất trong sáng, thủy chung, son sắt của những người con nơi 
quê nội thân yêu. 
1.0 
Câu 4 - Học sinh chọn thông điệp 
- Lí giải vì sao. 
Gợi ý: Thông điệp sâu sắc nhất trong văn bản là: Quê hương không chỉ là 
nơi ta sinh ra và lớn lên mà quê hương còn là nuôi dưỡng tâm hồn mỗi 
người, hun đúc cho mỗi người những phẩm chất cao quý như trong sáng, 
thủy chung, anh hùng,... 
 (Lí do phải nêu ít nhất được hai lí do khác nhau, thuyết phục và hợp lí, sâu 
sắc mới cho điểm tối đa). 
1.0 
II. 
Phần 
Làm 
văn 
Câu 
1. 
Nghị 
luận 
xã 
hội 
* Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được 
cách thức viết đoạn văn nghị luận xã hội và cần có những suy nghĩ sâu sắc, 
chân thành, tích cực về những việc cần làm để giữ gìn nét đẹp truyền thống 
của quê hương. 
- Mở đoạn: Nêu được vấn đề nghị luận 
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0.25 điểm) 
- Mở đoạn: Nêu được vấn đề nghị luận. 
- Thân đoạn: Triển khai được vấn đề nghị luận. 
- Kết đoạn: Khẳng định được vấn đề nghị luận. 
* Lưu ý: Lùi đầu dòng ở câu đầu tiên, chấm câu xong viết tiếp câu mới không 
xuống dòng. 
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận (0.25 điểm) 
 Xác định từ khóa quan trọng: đề yêu cầu viết về vấn đề gì: Cả vấn đề hay chỉ 
1 phương diện của vấn đề. 
 c. Triển khai vấn đề cần nghị luận (1.0) 
- Mở đoạn: Nêu được vấn đề nghị luận: những việc cần làm để giữ gìn nét đẹp 
truyền thống của quê hương. 
- Thân đoạn: 
+ Giải thích: Nét đẹp truyền thống của quê hương là những vẻ đẹp bình dị, thân 
thuộc đi vào trong đời sống văn hóa và tâm hồn của con người theo thời gian 
không bị mất đi. 
+ Bàn luận 
 . Tìm hiểu về những giá trị văn hóa truyền thống của quê...g nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. 
 Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và 
môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải 
chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm Điều thứ 
ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi 
cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu 
tố này. 
 Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những 
người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình 
mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn. 
(Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân) 
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.(0.5 điểm) 
Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh? (0.5 điểm) 
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng: Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có 
được sự hài lòng từ những người xung quanh? (1.0 diểm) 
Câu 4. Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào? (1.0 điểm) 
II. PHẦN 2: LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1 (2.0 điểm) 
Từ nội dung phần Đọc - hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) 
trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó 
khăn thử thách. 
 Câu 2 (5.0 điểm) 
Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh viết: 
Hỡi đồng bào cả nước, 
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai 
có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền 
mưu cầu hạnh phúc". 
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu 
ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có 
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. 
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: 
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình 
đẳng về quyền lợi.” 
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. 
(Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1- NXB Giáo dục Việt Nam 2016) 
 Anh chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về nghệ thuật lập luận trong 
phần mở đầu của Tuyên ngôn độc lập. 
 Hết 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Phần Câu Nội dung Điểm 
I Đọc hiểu : 3,0 điểm 
 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là phương thức nghị luận 0.5 
 2 Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ 
sống tốt. 
0.5 
 3 Sở dĩ tác giả cho rằng bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân 
vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh bởi vì khi một cá nhân 
có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân 
mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương 
hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh 
1.0 
 4 Cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống? 
- Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. 
- Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực. 
- Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu 
với mọi thử thách để đạt điều mong muốn. 
- Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng. 
1.0 
Phần LÀM VĂN: 7.0 điểm 
 Câu 
1 
Từ nội dung phần Đọc - hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 
200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám 
đương đầu với mọi khó khăn thử thách. 
 a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. 
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân 
– hợp, móc xích hoặc song hành. 
0.25 
 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 
Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương 
đầu với mọi khó khăn thử thách 
0.25 
 c. Triển khai vấn đề cần nghị luận 
* Giải thích: 
 Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có 
chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi 
thử thách để đạt điều mong muốn. 
* Bàn luận: 
- Ý nghĩa của việc sống bản lĩnh. 
+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó 
đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng. 
+ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết 
điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới. 
+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ 
và tự ý thức được điều cần phải làm. 
* Bài học nhận thức và hành động 
- Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được 
tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất 
bại, đứng dậy từ những vấp ngã,  mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản 
lĩnh kiên cường. 
1.0 
 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 
nghị luận 
0.25 
 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 
 Câu 
2 
Anh chị hãy phân tích đoạn trích “Hỡi đồng bào cả nước... Đ... do. 
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: 
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình 
đẳng về quyền lợi” 
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. 
(Trích Tuyên nôn độc lập, Hồ Chí Minh) 
Phân tích cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn qua đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về nghệ 
thuật viết văn chính luận của Hồ Chí Minh. 
 HƯỚNG DẪN CHẤM 
A. Hướng dẫn chung 
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài 
làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong 
việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. 
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng 
điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi. 
 B. Hướng dẫn cụ thể 
Phần Câu Nội dung Điểm 
I ĐỌC HIỂU 3.0 
 1 Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: tự do 0.5 
 2 Chỉ ra và nêu hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ 
- Phép điệp: điệp từ “Để” 
- Tác dụng: 
+ Nhấn mạnh mục đích sống cống hiến của tác giả. 
+ Tạo giọng điệu hào hùng, say mê. 
0.75 
0.25 
0.25 
0.25 
 3 Nội dung của các dòng thơ: Đất nước tôi như một con thuyền/ Lướt trên 
sóng những ngực buồm trắng xoá: 
- Thể hiện sức sống, sức vươn dậy mãnh liệt của đất nước. 
- Bộc lộ niềm tự hào của tác giả. 
0.75 
0.5 
0.25 
 4 - Trả lời được cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp của non sông đất nước (vẻ 
đẹp vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ của thiên nhiên; vẻ đẹp của chiều sâu văn 
hóa, chiều dài lịch sử; vẻ đẹp của sức sống xôn xao trong hành trình phát 
triển ). 
- Diễn đạt hợp lí, ngắn gọn, tránh chung chung hoặc sáo rỗng. 
0.5 
II LÀM VĂN 7.0 
 1 
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân 
về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước. 
2.0 
 a. Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn nghị luận xã hội: HS có thể trình bày 
đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân - hợp, móc xích hoặc 
song hành. 
0.25 
 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất 
nước 
0.25 
 c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp 
để triển khai vấn đề cần nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ 
trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước. Có thể theo hướng sau: 
- Xác định rõ trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước của tuổi trẻ (tuổi 
trẻ sôi nổi, nhiệt huyết, sáng tạo, là tương lai của đất nước  vì vậy tuổi 
trẻ cần có ý thức về trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước) 
- Xác định rõ hành động cụ thể: học tập, lao động, sáng tạo, cống hiến, 
hy sinh 
1.0 
 d. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề 
nghị luận nhưng cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật. 
0.25 
 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ 
nghĩa của tiếng Việt. 
0.25 
 2 Phân tích cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn qua đoạn trích . Nhận xét 
về nghệ thuật viết văn chính luận của Hồ Chí Minh. 
5.0 
 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ mở bài, thân 
bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn 
đề; kết bài kết luận được vấn đề. 
0.25 
 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 
- Phân tích cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn qua đoạn trích . 
- Nhận xét về phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh qua bản Tuyên 
ngôn độc lập. 
0.5 
 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần dụng tốt các thao 
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu 
cầu sau: 
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận 
 Phân tích đoạn trích 
* Cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản TNĐL: 
- HCM nêu nguyên lý chung của bản tuyên ngôn: đó là quyền bình đẳng, 
quyền sống tự do, sung sướng, hạnh phúc của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc. 
+ Chân lý đó không ai “ chối cãi được”, vì nó đã rành rành ghi lại trong 
bản “ Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của Mĩ và “Tuyên ngôn Dân quyền 
và Nhân quyền” năm 1791 của Pháp. Đây là những văn kiện lịch sử có tầm 
vóc toàn nhân loại, đã nêu cao quyền con người. 
=> Khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, là nguyên lý 
thiêng liêng cao đẹp của nhân loại. 
- Về nghệ thuật: cách trích dẫn dùng đòn “Gậy ông đập lưng ông” vừa 
khéo léo, mềm mỏng, vừa cứng cỏi, kiên quyết. Khéo léo, mềm mỏng bởi 
vì HCM tỏ ra rất trân trọng những tuyên bố bất hủ của tổ tiên người Mĩ, 
người Pháp. Cứng cỏi, kiên quyết vì Bác muốn ngăn chặn âm mưu xâm 
lược nước ta của Pháp và Mĩ. Nếu họ cố tình đi ngược lại chân lí đã được 
khẳng định trong bản Tuyên ngôn, tức là họ đã phủ nhận chính tổ tiên 
mình, làm vấy bẩn lá cờ nhân đạo đã từng là niềm tự hào của cha ông họ. 
* Đóng góp, sáng tạo của Hồ Chí Minh: 
- Từ nguyên lí chung về quyền con người, HCM đã suy rộng ra về quyền 
sống, quyền tự

File đính kèm:

  • pdftong_hop_cac_de_thi_thu_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_tinh_binh.pdf