Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Đất nước (Tiết 1)
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Vị trí: Là một trong những cây bút tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ trong những năm chống Mĩ.
- Phong cách thơ: mang màu sắc chính luận, cuốn hút người đọc bằng cảm xúc trữ tình nồng thắm và chất suy tư sâu lắng. Thơ ông cất lên tiếng nói của một người trí thức thiết tha gắn bó với quê hương, giàu ý thức trách nhiệm với nhân dân, đất nước.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Đất nước (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Đất nước (Tiết 1)
7) 2. Trường ca Mặt đường khát vọng : a. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1971, ở giữa chiến khu Trị - Thiên, hướng về tuổi trẻ Việt Nam trong những ngày sục sôi đánh Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm viết "Mặt đường khát vọng". Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong kháng chiến chống Mỹ b. Nội dung: Viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm ở miền Nam trước 1975 giúp họ : - Nhận thức rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ - Hướng về nhân dân, đất nước - Ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc đấu tranh của toàn dân tộc. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong kháng chiến chống Mỹ 3. Đoạn trích : a. Xuất xứ: Phần đầu chương V của trường ca “ Mặt đường khát vọng ” b. Giá trị: Được xem là đoạn thơ hay về đề tài quê hương đất nước của thơ ca Việt Nam hiện đại. c. Thể loại: Trường ca (có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình) d . Bố cục : Gồm hai phần: - Phần 1: Từ đầu đến “ Làm nên đất nước muôn đời” Những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước. - Phần 2: Còn lại Tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”. II. KIẾN THỨC CƠ BẢN: ĐỀ 1: Cảm nhận về phương diện sinh thành và tồn tại của Đất Nước ( Đất Nước có tự bao giờ ?): 9 câu đầu Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên + T hơ Nguyễn Đình Thi có viết: "Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả r ập r ờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều“ Đ ất Nước được cảm nhận ở những đường nét hoành tráng với không gian núi sông rừng bể. 1. KHÁI QUÁT: - Hình tượng quê hương trong văn học: + Ở bài “ Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? ” , nhà thơ Chế Lan Viên viết: "Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm Tổ Quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất Khi Nguyễn Trãi là m thơ và đánh giặc Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hoá thành văn Khi Nguyễn Huệ c ư ỡi voi vào của Bắc Hưng Đạo diệt quân Nguyên trong sóng Bạch Đằng". Đất Nước được nhìn qua những trang sử hào hùng trong công cuộc trường chinh vĩ đại chống kẻ thù xâm lược, gắn với những chiến công hiển hách của lớp lớp cha ông. - Đại ý đoạn trích: Những suy nghĩ, cảm nhận về cội nguồn và sự hình thành, ra đời của Đất nước một cách sâu sắc qua cái nhìn đậm chất dân gian. 2. PHÂN TÍCH: 2.1 Thời gian hình thành Đất Nước: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể - Câu đầu : Lời khẳng định Đất Nước là một giá trị lâu bền, vĩnh hằng, được tạo dựng, bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền nối từ đời này qua đời khác. + Đại từ " Ta " : vừa là nhân vật trữ tình vừa là mỗi chúng ta, những người dân đất Việt. + “ khi ta lớn lên ” : xác định sự trường tồn của Đất Nước, Đất Nước có từ khi ta chưa ra đời, xuyên suốt bốn ngàn năm văn hiến. + “ Đất Nước đã có rồi ”: gợi ra chiều dài lịch sử của Đất Nước. Đất Nước tồn tại như một điều hiển nhiên, nó có chiều sâu cội nguồn cũng như sự hình thành và phát triển bao đời nay. Đó là kết quả của các thế hệ cha anh đi trước. - Câu hai: ý niệm về Đất Nước được khẳng định đã thấm đẫm trong môi trường gia đình, qua thế giới tinh thần m ỗi người tồn tại . + Đ ất Nước có trong “những cái”: Đ ất Nước tồn tại xung quanh cuộc sống con người, trong những điều giản dị không cao sang, xa vời. + Cụm từ “Ngày xửa ngày xưa ” : mang điệu hồn của những câu chuyện Cổ tích. v, Đây là thời gian nghệ thuật có tính phiếm chỉ, trừ u tượng, không xác định. Đó là thời gian huyền hồ, hư ảo, thời gian mang màu sắc huyền thoại khiến cho Đất Nước trở nên thiêng liêng, kì diệu, xa xăm . v, Đó nhịp điệu ngàn đời của lời kể cổ tích, có khả năng ngân vang trong tiềm thức của người Việt ; thể hiện tham vọng tính tuổi Đất nước của nhà thơ nhưng k hông thể . v, Thế giới cổ tích với ông bụt, bà tiên, phép nhiệm màu, giấc mơ hạnh phúc, công lý đã làm nên sự trường tồn xa xăm của Đất Nước: " Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện Sẽ được nhìn thấy các bà tiên Thấy chú bé đi hài bảy dặm Quả thị thơm cô Tấm rất hiền " . 2.2 Sự hì
File đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_12_van_ban_dat_nuoc_tiet_1.ppt