Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Đất nước (Tiết 3)

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẵm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

 

ppt 45 trang trandan 06/10/2022 4360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Đất nước (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Đất nước (Tiết 3)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản: Đất nước (Tiết 3)
 Phu 
 Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái” 
+ Núi Vọng Phu : những tảng đá lớn hay núi đá trông giống như hình người đàn bà bồng con ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định gợi câu chuyện cảm động về lòng chung thủy, tình yêu của người vợ. Hòn đá vô tri mang linh hồn dân tộc, mang vẻ đẹp đời sống tinh thần của nhân dân, đời sống tinh thần của những người đàn bà thương con, yêu chồng, nguyện hóa đá đợi chồng . 
Núi Vọng Phu 
hòn Trống Mái 
+ H òn Trống Mái ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) : Cụm danh từ “ cặp vợ chồng ” biểu tượng cho tình yêu đôi lứa thủy chung, son sắt, sống chết gắn bó khăng khít bên nhau và mãi mãi không bao giờ chia lìa. 
+ Ý thơ được xây dựng sáng tạo dựa trên truyền thuyết Thánh Gióng : Cái "gót ngựa của Thánh Gióng" đã "để lại" cho đất nước bao ao đầm ở vùng Hà Bắc ngày nay. Hình ảnh thiên nhiên cho thấy tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm qua hàng ngàn năm lịch của dân tộc. 
- Đ ất N ước ta còn là sự hóa thân của truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm: 
	 "Gót ngựa của  
  Hùng Vương" 
+ Hình ảnh chín mươi chín ngọn núi bao quanh núi Hi Cương, nơi có đền thờ các Vua Hùng: cho ta hình dung "Chín mươi chín" ngọn núi do những con Voi (một con không quy tụ bị chặt đầu) đã quần tụ, chung sức chung lòng "góp mình dựng đất tổ Hùng Vương". Đó là sự ngợi ca tinh thần đoàn kết, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. 
- Thắng cảnh Đất Nước được tạo bởi những đóng góp giản dị trong đời sống: 
+ Đất Nước ta còn có những dòng sông thơ mộng: 
	Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm 
 N hững dòng sông hiền hòa, xanh thẳm, chảy qua các làng mạc, xứ sở như Cửu Long Giang là sự hóa thân của những con rồng im lặng cho nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông biển lúa bốn mùa. 
+ Ngắm núi Bút, non Nghiên ở Quảng Ngãi , Nguyễn Khoa Điềm nghĩ về người học trò nghèo: 	 
	Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên 
 Cuộc sống tuy " n ghèo " mà vẫn góp cho đất nước ta n úi Bút non Nghiên, làm rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt, văn hiến Việt Nam. Họ đã hóa thân vào thế núi, hình sông. Nó gợi nhắc truyền thống hiếu học của dân tộc từ bao đời. 
* Tư tưởng "Đất Nước là của nhân dân" thể hiện trong kì quan nổi tiếng, những tên tuổi có công với dân với nước: 
 “Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh 
 Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm” 
+ Những đảo đá trên vịnh Hạ Long: Do những con vật gần gũi, giản dị, thân thuộc nhất trong đời sống nhân dân như con cóc, con gà cùng góp cho Hạ Long trở thành kì quan, thắng cảnh của Đất Nước. 
+ Những địa danh ở phương nam: sông ô ng Đốc (Cà Mau) , 
Sông Ông Đốc 
Cồn Ông Trang 
+ Những địa danh ở phương nam: sông ô ng Đốc (Cà Mau) , bãi cồn Ông Trang (Cà Mau) , 
Bà Đ iểm 
+ Những địa danh ở phương nam: sông ô ng Đốc (Cà Mau) , bãi cồn Ông Trang (Cà Mau) , núi Bà Đen (Tây Ninh) , 
Núi Bà Đ en 
+ Những địa danh ở phương Nam: sông ô ng Đốc (Cà Mau) , bãi cồn Ông Trang (Cà Mau) , núi Bà Đen (Tây Ninh) , mười tám thôn trồng trầu Bà Điểm (Hóc Môn - TP HCM) " do những con người vô danh, bình dị rong nhân dân làm nên . Họ đã hóa thân vào hình sông, thế núi, tạo dáng hình xứ sở làm nên Đất Nước muôn đời. 
b. Mỗi danh thắng còn ẩn chứa nét đẹp tâm hồn của nhân dân: 
+ Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái biểu tượng cho sự thuỷ chung, tình nghĩa vợ chồng thắm thiết. 
+ Những "ao đầm" mà "gót ngựa Thánh Gióng đi qua" tượng trưng cho truyền thống yêu nước và sức mạnh bất khuất của dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. 
+ Núi Bút non Nghiên tượng trưng cho truyền thống hiếu học, vượt khó vươn lên của nhân dân. 
+ Những địa danh ở vùng cực Nam đất nước xa xôi tượng trưng cho tinh thần xả thân vì cộng đồng, đức tính cần cù, siêng năng, dũng cảm trong lao động sáng tạo của nhân dân ta. 
c. Từ đó, tác giả đi đến một kết luận mang tính khái quát: 
	Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi 
	Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha 
	Ôi Đất Nước sau 4.000 năm đi đâu ta cũng thấy 
	Nhữ...ây hái trái 
3. Nhìn ở phương diện văn hoá : cũng chính nhân dân là người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc . 
* Chủ thể sáng tạo văn hóa: 
	- Chủ ngữ “họ” được điệp ở đầu các câu thơ đem đến cảm giác về sự đông đảo, có tác dụng làm nổi rõ vai trò chủ đạo của nhân dân đối với đất nước. 
	- Đại từ “Họ” đặt đầu câu cùng nhiều động từ “giữ, truyền, gánh” nhân dân là người đã giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ sau mọi giá trị văn hóa tinh thần và vật chất. Từ "hạt lúa", ngọn lửa, tiếng nói đến cả "tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân". 
* Giá trị sáng tạo: 
- Văn minh vật chất cho đất nước : 
	 "Họ giữ v à truyền cho ta hạt lúa ta trồng" 
+ Hạt lúa có mồ hôi công sức lao động của những người nông dân vất vả dãi dầu một nắng hai sương, có sự kết tinh của Đất v à Nước, của bão giông, nắng lửa. Trên hết, đó còn l à sự lắng kết của phẩm chất, tinh thần lao động cần cù, chịu thương chịu khó của nhân dân. 
+ Nhân dân còn l à người "chuyền lửa qua mỗi nh à từ hòn than qua con cúi": Câu thơ gợi lại cả một truyền thống, phong tục tốt đẹp ng à n đời của nhân dân ta l à truyền thống h à ng xóm tối lửa tắt đèn có nhau được hình th à nh trong đời sống nghĩa tình của dân tộc Việt. 
- Lưu giữ và truyền dạy cho con ngôn ngữ : 
	 "Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói" 
	Từ khi mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân truyền cho con tiếng nói của dân tộc, theo dòng chảy không ngừng nghỉ của thời gian, ông bà, cha mẹ lại truyền cho con tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc - Tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc; thể hiện ý thức và lòng tự hào, tự tôn dân tộc qua năm tháng, bởi “ Tiếng ta còn, nước ta còn ”. 
"Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết 
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi Như vị muối chung lòng biển mặn 
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời”. 
- Mở mang bờ cõi, giang sơn : "gánh tên xã tên l à ng trong mỗi chuyến di dân": 
	+ Trong những chuyến di dân để tìm sự sống vì lũ lụt, hỏa hoạn, thiên tai, chiến tranh giặc dã, họ đã gánh theo những tên xã, tên l à ng, nơi kí thác niềm ước mong của người dân Việt trên mọi miền đất dải chữ S thân thương. Họ đã phát bờ, mở cõi, khai hoang, lấn biển để dựng xây phát triển đất nước. 
	+ Việc gánh theo tên làng cũng là truyền thống “ uống nước nhớ nguồn ”, luôn nhớ về nguồn cội dù ở bất cứ nơi đâu. 
	-> N hân dân còn là người “đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”. Họ lao động, sáng tạo và giữ gìn cho lớp cháu con điều kiện canh tác, trồng trọt; đồng thời để bảo vệ xóm làng qua mỗi mùa bão lũ. 
- Bảo vệ cuộc sống trước thiên tai và đảm bảo canh tác cấy cày : 
- T rong việc chống ngoại xâm, dẹp nội thù : 
	Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm	Có nội thù thì vùng lên đánh bại 
	 + Ông c ha ta đời này qua đời khác đã luôn đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết . H ọ sẵn sàng hy sinh những tình cảm riêng tư của mình như tình yêu, tình chồng vợ để đi đánh giặc cứu nước với một thái độ dứt khoát mà không hề so đo, tính toán, phân bì, hơn thiệt. . 
	+ Cấu trúc đ iệp "có"..."thì" cho thấy tinh thần tự nguyện, hăng hái, sẵn sàng chiến đấu hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc một cách tự nhiên như lẽ sống ngàn đời của người dân Việt 
* Sở hữu Đất Nước: Điểm hội tụ và cũng là cao điểm của cảm xúc trữ tình trong đoạn thơ là ở câu 
“ Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân 
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại” 
- Đất Nước của Nhân dân : 
+ Nhân dân là người chiến đấu, xây dựng, bảo vệ đất nước này bằng mồ hôi, xương máu của mình. Không có nhân dân sẽ không có phong tục, tập quán, truyền thống, lối sống nghĩa tình, thủy chung, cao đẹp 
+ Đất Nước được hình thành từ những bản sắc văn hóa dân tộc thấm đẫm vẻ đẹp tâm hồn nhân dân: Yêu nước, cần cù lao động, hiếu học, chung thủy trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa, bền bỉ kiên cường trong chiến đấu, lạc quan, yêu đời trong gian khó. 
- Đất Nước của ca dao, thần thoạ i : 
+ Ca dao, thần thoại chính là sáng tác của nhân dân, phản ánh đời sống, tâm tư, tình cảm của nhân dân và lưu giữ tâm hồn nhân dân qua bao biến động thăng trầm của lịch sử. 
+ Ca dao là diện mạo tinh thần, nơi lưu giữ đời sống tâm hồn tình cảm của nhân dân qua bao thế hệ . 
- Vẻ đẹp của Nhân dân qua Ca dao, Thần thoại: 
+ Họ là những con người yêu say đắm và thuỷ chung trong tình yêu : “ Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi”, 
+ Quý trọng nghĩa tình qua những khó khăn, gian nan, cực khổ của cuộc sống ( Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội ) 
"Yêu em từ thuở trong nôi 
Em nằm em khóc anh ngồi anh ru". 
" Cầm v à ng m à lội qua sông 
V à ng rơi không tiếc tiếc công cầm v à ng" 
 + Kiên gan, bền chí , quyết liệt trong công cuộc bảo vệ đất nước dù có trải qua nhiều gian lao, vất vả ( Biết trồng tre đợi ngày thành gậy - Đi trả thù mà không sợ dài lâu ) 
" Thù n à y ắt hẳn còn lâu 
Trồng tre th à nh gậy gặp đâu đánh què " 
- H ình ảnh dòng sông với những điệu hò: 
	 Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu  	 Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát  	 Người đến hát khi chèo đò, kéo t

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_van_ban_dat_nuoc_tiet_3.ppt