Đề thi khảo sát chất lượng các môn theo khối thi Đại học môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)

Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2(0.75 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong dòng thơ sau:

 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Câu 3(0.75 điểm): Anh/Chị hiểu gì về nội dung của hai dòng thơ:

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!

 

docx 7 trang trandan 06/10/2022 3340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng các môn theo khối thi Đại học môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi khảo sát chất lượng các môn theo khối thi Đại học môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)

Đề thi khảo sát chất lượng các môn theo khối thi Đại học môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)
ao
+ Không gian: Trong buồng giam chật chội, ẩm ướt, dơ bẩn, nơi ngự trị của cái xấu, cái ác thường không để dành cho thú chơi tao nhã. Chơi chữ thường diễn ra nơi thư phòng, lầu thơ trang trọng nhưng cảnh tượng Huấn Cao cho chữ lại diễn ra trong không gian đặc biệt ấy.
+ Người cho chữ và người xin chữ có sự thay đổi ngôi bậc lạ lùng: Người tù - người sáng tạo cái đẹp thì ung dung lẫm liệt, đường bệ tô đậm nét chữ trên vuông lụa trắng. Ngục quan - người xin chữ thì khúm núm, run run. Cái đẹp được khai sinh trên miền đất tội ác. Nó có sức mạnh chiến thắng cái ác. Vì vậy đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có
- Cuộc tương ngộ của những tấm lòng:
1,0
+ Trên bình diện nghệ thuật Huấn Cao và quản ngục là những tri kỉ, tri âm. Cái đẹp đã đem viên quản ngục đến gần người tử tù để giữa họ có một sự tri ngộ sâu sắc - sự đồng điệu của những tâm hồn trong sáng, yêu cái đẹp. Cái đẹp nối kết con người bên nhau. Khoảnh khắc này là khoảnh khắc “ba đốm sáng gặp nhau” (Nguyễn Đăng Mạnh), khoảnh khắc con người cúi đầu trước cái đẹp để thật sự cảm nhận vẻ đẹp toát lên từ con chữ, từ tấm lụa bạch, thoi mực thơm.
+ Cái đẹp toát lên từ “những nét chữ vuông tươi tắn” và từ lời khuyên chân thành cũng như cốt cách của người sáng tạo ra nó, đã vạch một con đường hướng thiện cho viên quản ngục.
+ Hành động cúi đầu bái lạy của viên quản ngục là cái cúi đầu trước nhân cách cao đẹp, trước người đức cả, tài cao sáng tạo nên cái đẹp. Đó là cái cúi đầu để người ta “đứng thẳng người” ngẩng cao đầu đi theo “thiên lương”. Cái đẹp có một thứ quyền uy thực sự, thiêng liêng, tuyệt đối. Cái đẹp phải đi liền với cái chân và cái thiện.
- Nghệ thuật: + Sử dụng ngôn từ giàu chất tạo hình, sắc thái biểu cảm trang trọng, cổ kính
+ Nghệ thuật đối lập: bóng tối/ ánh sáng, ba con người đẹp đẽ/ không gian nhà tù ẩm, dơ bẩn.
+ Kết hợp cả nghệ thuật điện ảnh, hội họa trong xây dựng hình tượng, dựng cảnh tài hoa.
0,5
* Bình luận quan niệm về cái đẹp
1.0
- Nguyễn Tuân dành tình cảm tôn thờ, luyến tiếc cái đẹp toàn mĩ của một thời vàng son, nhìn nhận con người ở phương diện thẩm mĩ – văn hoá. 
+ Cái đẹp hiện diện trong văn hóa cổ truyền của dân tộc, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao có tài viết thư pháp. Huấn Cao đẹp với tài, tâm, khí phách uy nghi, rực rỡ.
+ Cái đẹp lẫn khuất trong cuộc sống được in dấu trong hình tượng nhân vật quản ngục, người có sở thích cao quý. Quản ngục đài sen tỏa ngát hương thơm trong bùn lầy.
=> Cái đẹp là sự hội tụ sức mạnh của tài, tâm và khí phách. Nguyễn Tuân là “người dẫn đường đưa người đọc đến xứ sở của cái đẹp”
- Nguyễn Tuân khẳng định vị thế, giá trị sức mạnh của cái đẹp: Cái đẹp đối lập với cái giả dối, độc ác. Nó có sức mạnh chiến thắng cái ác, nối kết tâm hồn con người, cảm hóa cái xấu, cái ác . Cái đẹp không thể sống chung, lẫn lộn với cái xấu, cái ác. Cái đẹp đăng quang và bất tử.
- Nguyễn Tuân lí tưởng hóa cái đẹp bằng cảm hứng lãng mạn gắn với bút pháp nghệ thuật đối lập và vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực .
- Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân đã chi phối cảm hứng sáng tác, cách xây dựng hình tượng nhân vật, dựng cảnh tượng, cách sử dụng bút pháp nghệ thuật tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo riêng của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám. Nhà văn đau đáu đi tìm cái đẹp, khai sinh cái đẹp qua những trang nghệ thuật tài hoa, độc đáo. Tác giả thể hiện tình yêu tha thiết với những giá trị truyền thống của dân tộc, với vẻ đẹp của con người tài hoa một thời nay chỉ còn vang bóng.
d
 Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận
0,25
e
Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt
0,25
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II=10.00 ĐIỂM

File đính kèm:

  • docxde_thi_khao_sat_chat_luong_cac_mon_theo_khoi_thi_dai_hoc_mon.docx