Báo cáo Chuyên đề Rèn kĩ năng làm kiểu bài so sánh văn học - Nguyễn Thị Kim Hạnh
2. ĐỐI TƯỢNG
Đối tượng so sánh rất phong phú: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật
Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Chuyên đề Rèn kĩ năng làm kiểu bài so sánh văn học - Nguyễn Thị Kim Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo Chuyên đề Rèn kĩ năng làm kiểu bài so sánh văn học - Nguyễn Thị Kim Hạnh
ủa hai tác phẩm (hoặc của đoạn thơ, đoạn văn) a. Những lưu ý khi làm bài Yêu cầu phân tích, so sánh các phương diện, nội dung tư tưởng như: tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước,... Cần xác định chính xác vấn đề nghị luận, giải thích khái niệm và nêu được các biểu hiện của tư tưởng thể hiện trong tác phẩm - Phân tích dẫn chứng cụ thể ở tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề. - Khi làm bài, học sinh cần xác định: + Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu nhất, trình bày dẫn chứng đầy đủ mà đảm bảo độ ngắn gọn nhất. + Biết phân bố thời gian phù hợp để đảm bảo hoàn thành bài làm; các luận điểm được trình bày ở mức độ đồng đều, tránh tình trạng “đầu voi đuôi chuột”. + Không sa vào phân tích nhân vật, hoặc phân tích đoạn thơ, đoạn văn. b. Một số ví dụ Đề 1: Cảm nhận giá trị nhân đạo của Nam Cao và Kim Lân qua hai tác phẩm Chí Phèo và Vợ nhặt. Đề 2 : Chủ nghĩa yêu nước qua hai đoạn thơ: Những đường Việt Bắc của ta ............................. Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay (Việt Bắc, Tố Hữu ) Em ơi em ..................................... Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh (Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm ) 8. Dạng 8: So sánh đặc điểm nghệ thuật của hai tác phẩm (hoặc của hai đoạn thơ, đoạn văn) a. Những lưu ý khi làm bài - Đối tượng so sánh là các phương diện hình thức nghệ thuật như xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hoặc toàn bộ nét đặc sắc nghệ thuật của hai tác phẩm. - Khi làm bài, cần xác định đúng vấn đề nghị luận, các biểu hiện của vấn đề và phân tích các dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. - Đây là đề văn khó vì những biểu hiện về nghệ thuật thường khó nhận ra. b. Một số ví dụ Đề 1: Cảm nhận tình huống truyện Vợ nhặt (Kim Lân) và Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu ). Đề 2 : Cảm nhận bút pháp tương phản trong hai tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân). CÁC DẠNG BÀI SO SÁNH So sánh hai đoạn thơ/ hai đoạn văn So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm So sánh hai nhân vật So sánh một đặc điểm, một khía cạnh của hai nhân vật So sánh cách kết thúc của hai tác phẩm So sánh phong cách nghệ thuật của hai tác giả So sánh nội dung tư tưởng của hai tác phẩm So sánh đặc điểm nghệ thuật của hai tác phẩm THỰC HÀNH Nhóm 1: Lấy 02 ví dụ về dạng bài so sánh hai đoạn thơ. Lập dàn ý sơ lược cho đề bài đó. Nhóm 2: Lấy 02 ví dụ về dạng bài so sánh một đặc điểm, một khía cạnh của hai nhân vật . Lập dàn ý sơ lược cho đề bài đó. Nhóm 3: Lấy 02 ví dụ về dạng bài so sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm . Lập dàn ý sơ lược cho đề bài đó. Nhóm 4: Lấy 02 ví dụ về dạng bài so sánh nội dung tư tưởng của hai tác phẩm. Lập dàn ý sơ lược cho đề bài đó. Nhóm 5: Lấy 02 ví dụ về dạng bài so sánh phong cách nghệ thuật của hai tác giả. Lập dàn ý sơ lược cho đề bài đó. Nhóm 6: Lấy 02 ví dụ về dạng bài so sánh cách kết thúc của hai tác phẩm. Lập dàn ý sơ lược cho đề bài đó. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo!
File đính kèm:
- bao_cao_chuyen_de_ren_ki_nang_lam_kieu_bai_so_sanh_van_hoc_n.ppt