Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 - Chuyên đề: Đoạn văn 200 chữ

2. Suy nghĩ gì về điều bản thân cần làm để nuôi dưỡng tình yêu cuộc sống giản dị quanh mình

Bản thân mỗi người cần phải có những thái độ và hành động sống phù hợp, tích cực để nuôi dưỡng tình yêu cuộc sống giản dị quanh mình. Văn hào người Nga Ylia Erenbua đã từng nói: “yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.” là để khẳng định tình yêu của ta bắt nguồn từ những điều bình dị nhất. Muôn loài, muôn vật xung quanh chúng ta là muôn hình vạn trạng nhưng chúng lại rất thân thương, gần gũi, đơn điệu. Chính những cái nhỏ bé, giản đơn ấy lại là thứ để chúng ta đáng trân trọng. Tình cảm ấy phải ăn sâu vào trong tiềm thức của chúng ta, để ta nuôi dưỡng, phát triển nó. Tự bản thân mỗi người phải biết rèn luyện tình cảm vốn có trong mình, hướng bản thân mình đến những điều lành mạnh trong cuộc sống. Nếu ta không thể sống phi thường, thì cũng đừng sống tầm thường mà hãy sống thật bình thường, giản dị với một tình yêu dành cho mọi thứ bé nhỏ xung quanh. Khi chúng ta đủ tình cảm, chúng ta sẽ muốn nuôi dưỡng nó để nó đủ lớn, đủ mạnh, khiến ta không thể từ bỏ lối sống vốn có ấy. Điều bản thân cần làm là hãy để tâm đến cuộc sống giản dị quanh mình, quan sát từng sự biến đổi nhỏ một cách tinh tế để nhận ra sự thay đổi từng ngày hay bất chợt của sự vật. Làm được điều đó tức là ta đang từng ngày ấp ủ tình yêu của mình để rồi lan tỏa đến cuộc sống xung quanh.

 

doc 50 trang trandan 06/10/2022 2920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 - Chuyên đề: Đoạn văn 200 chữ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 - Chuyên đề: Đoạn văn 200 chữ

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 - Chuyên đề: Đoạn văn 200 chữ
n lối ta khỏi bóng tối, lúc đó – khi được giúp đỡ, ta cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ. Cũng như câu chuyện về anh Mạnh cứu đứa bé rơi từ trên cao xuống, anh đã cho đi lòng hiệp nghĩa và lòng tốt của mình cũng như sự dũng cảm, anh nhận lại được niềm hạnh phúc và vui vẻ khi cứu sống được một sinh linh bé nhỏ. Không chỉ vậy, đó còn là cách để anh không đánh mất hạnh phúc về sau, không bị dằn vặt, tra tấn bởi sự hối hận. Hành động của anh đã giữ gìn và bảo vệ được hạnh phúc của người mẹ, người cha của đứa trẻ ấy, cho đi – nhận lại chính là như vậy, không phải chỉ vì hạnh phúc của chính mình mà còn là của người khác. Quan niệm hạnh phúc mỗi người đều đáng được trân trọng và tôn trọng, nhưng những quan niệm về hạnh phúc đó phải phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của con người. Chúng ta cần nhận thức được ý nghĩa của hạnh phúc mang lại cho bản thân mình và người khác, từ đó cố gắng nỗ lực, có những hành động thiết thực để khiến khắp nơi trên thế giới này đều chỉ có vui vẻ và hạnh phúc, chứ không phải niềm đau và nỗi buồn. “Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn” (Albert Schweitzer), vậy nên chúng ta đừng ngại sống vì người khác, cho đi và nhận lại để “bầu trời hạnh phúc” trong tim mỗi ngày lại “sáng” hơn.
2. Suy nghĩ gì về điều bản thân cần làm để nuôi dưỡng tình yêu cuộc sống giản dị quanh mình
Bản thân mỗi người cần phải có những thái độ và hành động sống phù hợp, tích cực để nuôi dưỡng tình yêu cuộc sống giản dị quanh mình. Văn hào người Nga Ylia Erenbua đã từng nói: “yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh...” là để khẳng định tình yêu của ta bắt nguồn từ những điều bình dị nhất. Muôn loài, muôn vật xung quanh chúng ta là muôn hình vạn trạng nhưng chúng lại rất thân thương, gần gũi, đơn điệu. Chính những cái nhỏ bé, giản đơn ấy lại là thứ để chúng ta đáng trân trọng. Tình cảm ấy phải ăn sâu vào trong tiềm thức của chúng ta, để ta nuôi dưỡng, phát triển nó. Tự bản thân mỗi người phải biết rèn luyện tình cảm vốn có trong mình, hướng bản thân mình đến những điều lành mạnh trong cuộc sống. Nếu ta không thể sống phi thường, thì cũng đừng sống tầm thường mà hãy sống thật bình thường, giản dị với một tình yêu dành cho mọi thứ bé nhỏ xung quanh. Khi chúng ta đủ tình cảm, chúng ta sẽ muốn nuôi dưỡng nó để nó đủ lớn, đủ mạnh, khiến ta không thể từ bỏ lối sống vốn có ấy. Điều bản thân cần làm là hãy để tâm đến cuộc sống giản dị quanh mình, quan sát từng sự biến đổi nhỏ một cách tinh tế để nhận ra sự thay đổi từng ngày hay bất chợt của sự vật. Làm được điều đó tức là ta đang từng ngày ấp ủ tình yêu của mình để rồi lan tỏa đến cuộc sống xung quanh.
3. Nghĩ như người thắng
Từ đoạn trích đã mở cho tôi suy nghĩ về giá trị của việc bản thân luôn nghĩ như một người chiến thắng. “Nghĩ như một người chiến thắng” có thể hiểu là suy nghĩ theo hướng tích cực của bản thân mỗi cá nhân, nghĩ rằng mình có thể làm được, có thể trở thành người chiến thắng. Gía trị cao cả của việc nghĩ bản thân như một người chiến thắng chính là sự tự tin mang lại. Có suy nghĩ như vậy chính đã tiếp thêm động lực, tiếp thêm tự tin để bản thân không nhụt chí trước khó khăn, vươn lên thành người chiến thắng. Việc gì mình nghĩ là khó thì nó là khó, nghĩ là dễ thì nó là dễ cho nên việc nghĩ bản thân là một người chiến thắng giúp ta vượt qua được khó khăn trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, cần sự đấu tranh để tồn tại và việc nghĩ mình như một người chiến thắng chính là đã chiến thắng được bản thân- chiến thắng được đối thủ mạnh nhất của cuộc đời mình. Gía trị của việc nghĩ mình chiến thắng còn là mang lại niềm tin đúng đắn, những sáng tạo mới mẻ để con người có thể vượt lên chính những rào cản mà mình tự đặt ra. Ví dụ đơn giản như những nhà phát minh khoa học nếu không nghĩ mình là người chiến thắng, không nghĩ đến tương lai mình sẽ làm được thì liệu những phát minh tân ti... mình. Nó còn giúp ta hiểu rõ cội nguồn của mình, nơi chôn rau cắt rốn để từ đó ta biết ơn mảnh đất quê hương- nơi ta sinh ra và lớn lên.Nó còn giúp ta biết cố gắng hơn, nỗ lực hơn để góp phần vào tương lai đất nước. Có lẽ đối với những người Việt Kiều xa quê hương, những người sinh sống ở nước ngoài luôn mong muốn trở về quê hương để sum họp bên gia đình, quây quần bên bữa ăn ấm cúng đặc biệt là vào những dịp lễ tết. Bởi ở đó có những người mà họ yêu thương nhất, có những điều thân thuộc, gắn bó với họ và đối với những người con xa xứ, quê hương luôn là chốn để tìm về. Quê hương là như vậy, luôn gắn bó với ta một cách gần gũi và thân thương như thế. Thế nhưng trong cuộc sống ngày hôm nay vẫn còn có những người quên đi cội nguồn, xa lánh và rời bỏ quê hương. Vì vậy mỗi người chúng ta hãy biết nuôi dưỡng tình cảm của mình với quê hương dù là những điều nhỏ bé, bình dị nhất để từ đó ta có những hành động cụ thể để bảo vệ, làm đẹp quê hương, đất nước.
7. Phải chăng ngày nay, cuộc sống càng hiện đại con người càng trở nên ích kỉ hơn?
 Thực tế ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta phải đối mặt với một câu hỏi lớn rằng: “Phải chăng ngày nay, cuộc sống càng hiện đại con người càng trở nên ích kỉ hơn?” và đúng vậy, sự ích kỉ của con người đang dần trở nên phức tạp và là mối quan tâm lớn trong xã hội. “Ích kỉ” được xem là một bản chất của con người, nó thể hiện thái độ sống hẹp hòi, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến lợi ích của người khác. Cuộc sống càng tiến bộ, sự ích kỉ của con người càng được biểu hiện rõ. Lối sống ích kỉ, hẹp hòi giống như một căn bệnh “trầm kha” của cuộc sống hiện đại, âm thầm phá hủy đi từng tế bào quan trọng của xã hội. Con người ta luôn nghĩ đến những lợi ích trước mắt, lợi ích của bản thân mà làm ra những việc gây hại đến những người xung quanh, dường như, vì đồng tiền mà họ có thể làm ra mọi chuyện dù là vô cùng sai trái. Ích kỉ sẽ khiến con người ngày càng trở nên vô cảm, hờ hững với thế giới xung quanh, khiến cho xã hội luôn bị ngăn cách bởi những bức tường vô hình kiên cố. Những con người đó luôn trốn tránh và đùn đẩy trách nhiệm, họ sẵn sàng dẫm đạp lên công sức của người khác để biến thành của mình, con người cũng vì thế mà dần mất đi niềm tin ở nhau, xung quanh chỉ toàn là sự ngờ vực và nghi hoặc. Thế nhưng, không phải tất cả con người trong xã hội đều ích kỉ, vẫn có những người muốn dùng tình thương để cảm hóa, để sưởi ấm mỗi trái tim, để khiến ta xích lại gần nhau hơn. Chúng ta đang sống trong một xã hội với đầy những hy vọng, nơi ta nhìn thấy hành động tử tế đang hiện diện mỗi ngày, như câu chuyện của anh Nguyễn Ngọc Mạnh, một người lái xe, sẵn sàng cứu em bé rơi từ tầng 12 xuống, mà không đắn đo về sự an toàn của bản thân. Chính hành động ấy của đã truyền cho chúng ta về lối sống đẹp, sống vì người khác. Vì vậy, đừng hẹp hòi và sống trong sự ích kỉ nữa, hãy giang rộng đôi tay và trao đi tình thương của mình, đùm bọc, sẻ chia lẫn nhau, vì nhau nhiều hơn. Những người hẹp hòi, ích kỉ thật đáng phê phán bởi chính họ đã làm cho cuộc sống đi xuống về giá trị tinh thần và đạo đức con người. Từ bỏ đi lối sống ích kỉ và chúng ta “hãy luôn gặp nhau với nụ cười, bởi nụ cười là điểm bắt đầu của yêu thương” (Mẹ Teresa), cho dù mọi thứ có phát triển đến mức nào thì nên nhớ, tình cảm chính là điều vô giá
 8. Giá trị của việc mỗi chúng ta biết nâng niu cái đẹp bình dị trong cuộc sống.
 Từ đoạn trích đã mở cho tôi suy ngẫm về giá trị của việc mỗi chúng ta biết nâng niu cái đẹp bình dị trong cuộc sống. Biết nâng niu cái đẹp bình dị tức là con người biết trân trọng những gì mộc mạc, giản dị trong cuộc sống. Cuộc đời con người là hữu hạn mà thời gian lại vô hạn nên chúng ta hãy biết trân trọng những gì đang có, không nên chạy theo những cái gì quá xa vời mà lãng quên những điều tốt đẹp đang diễn ra xung quanh ta. Cuộc sống cũng chứa đựng những biến cố bất ngờ, bất khả kháng xảy đến. Trước những biến cố đó, con người càng cần phải trân trọng điều nhỏ bé, bình dị, đời thường hàng ngày. Biết nâng niu trân trọng những đièu nhỏ bé cuộc sống thì con người mới biết sống tốt hơn, sống tử tế, đây chính là ý nghĩa nhân văn cao cả. Chẳng hạn như cô bé Kito Aya của Nhật Bản, khi đối mặt với bệnh thoái dây sống tiểu não, cô đã dành những giây phút cuối đời mình không phải để u buồn mà để đón nhận, trân trọng, khoảnh khắc yêu thương của mọi người dành cho mình. Cô tâm sự: "Có những người mà sự tồn tại của họ giống như không khí, êm dịu, nhẹ nhàng, chỉ khi họ mất đi người ta mới nhận ra họ quan trọng nhường nào. Mình muốn trở thành một sự tồn tại như thế." Dù khi đối mặt với tử thần nhưng cô vô cùng trân trọng, biết ơn tình yêu thương trên thế gian để không còn hối tiếc và còn để lại cho đời cuốn “Một lít nước mắt” đầy xúc động, truyền cảm hứng mãi cho thế hệ mai sau. Câu chuyện của cô đã gợi ta bài học hãy biết trân trọng những gì ta đang có, những khoảnh khắc mà ta đang được sống, giữ trọn niềm tin yêu của mình với cuộc đời. Sống hết mình, không lãng phí từng khoảnh khắc cuộc ...u, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập. Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và quý trọng. Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Dũng cảm là cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.  2  Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát, rèn cho mình ý chí, nghị lực, bản lĩnh. Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con đường hầm tăm tối đó.
3. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của Ý Chí (Nghị lực)
Đoạn văn 1: Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi nghị lực. Vậy nghị lực là gì? Đó là là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Người giàu nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”. Đoạn văn 2 Nếu nói bản lĩnh nghiêng về thực hành thì ý chí chính là phần lý thuyết. Muốn thực hành thì phải nắm vững lý thuyết mà áp dụng. Có ý chí, con người mới có đủ quyết tâm để chinh phục những tầm cao mới. Bản thân ý chí vốn không có một định nghĩa cụ thể. Nói đơn giản, đó là quyết tâm cố gắng vượt qua gian khổ thử thách; còn nói phức tạp, ý chí là mồi lửa giúp cho bản lĩnh bùng cháy. Ông bà ta có câu “có chí thì nên” cũng là vì lẽ đó. Chưa nói đến khả năng bạn đến đâu, chỉ riêng việc bạn có cho mình một ý chí sắt đá cùng niềm tin vững vàng thì bạn đã đi trước người khác một bước! Nhưng, cái gì cũng có cái giá của nó, ý chí cũng không phải là một ngoại lệ. Để có được một tinh thần thép khi đứng trước bão tố của cuộc đời, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để mài sắt luyện kim! Vậy nên, người nói được câu “Tôi có ý chí” thì rất nhiều, nhưng người mà hành động của họ nói lên điều đó thì quả thực không được mấy ai. Những người chỉ mới giáp mặt cơn lốc xoáy hung tợn đã nhụt chí xin hàng, hay những kẻ sẵn  3  sàng quỳ gối trước những thế lực mạnh mẽ, tất cả bọn họ suy cho cùng đều là vì thiếu đi cái ý chí cần thiết. Họ không biết cách tự tạo cho riêng mình một đế chế hùng mạnh. Những người như thế, chung quy lại, cũng chỉ mãi là kẻ thất bại mà thôi. Còn bạn? Bạn sẽ chọn con đường gập ghềnh hướng tới tương lai hay biến mình thành một con ốc chỉ biết thu mình trong vỏ? Lê Phùng Tú Lệ 12D1 - THPT Trấn Biên – năm học 2016 - 2017
4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200) chữ bàn về tính Trung Thực. “Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan” - Thomas Jefferson. Quả đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai trong cuộc đời cũng đều mong muốn có cho mình. Vậy trung thực là gì? Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, luôn đứng về lẽ phải, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng lương tâm mình. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của đời sống. Đó là lúc bạn sai lầm và mạnh dạn nhận lỗi về mình. Trong thi cử chấp nhận điểm kém còn hơn gian lận, quay cóp. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi. Nếu mỗi con người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, xã hội ổn định, phát triển. Ta cũng cần phê phán những kẻ gian dối, thiếu trung thực. Những kẻ không trung thực là những kẻ xấu, dễ gây mất n

File đính kèm:

  • doctai_lieu_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2018_chuyen_de.doc