Đề khảo sát chất lượng các môn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)

Câu 1. Cách loài người có thể tồn tại được tác giả nêu ra trong đoạn trích?

Câu 2. Anh( chị ) hiểu câu: “ Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên” như thế nào?

Câu 3. Theo anh (chị) việc tác giả khẳng định: “Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng” có ý nghĩa gì?

 

doc 4 trang trandan 26900
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng các môn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề khảo sát chất lượng các môn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)

Đề khảo sát chất lượng các môn thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn - Trường THPT Hàm Rồng (Có đáp án)
bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.
 (Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, TP HCM, 2017, tr.1174)
Câu 1. Cách loài người có thể tồn tại được tác giả nêu ra trong đoạn trích? 
Câu 2.  Anh( chị ) hiểu câu: “ Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên” như thế nào?
Câu 3. Theo anh (chị) việc tác giả khẳng định: “Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng” có ý nghĩa gì?
Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến: Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Vì sao? 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về hậu quả của lối sống ăn bám.
Câu 2. ( 5 điểm). Anh/chị hãy phân tích vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
 	 Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
 Kìa em xiêm áo tự bao giờ
 Khèn lên man điệu nàng e ấp
 Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
 Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
 Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
 Có nhớ dáng người trên độc mộc,
 Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
 (Tây Tiến, Ngữ văn 12, tập một, NXBGD Việt Nam 2018) 
 ------Hết-------
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
 (ĐA gồm 02 trang)
 ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL CÁC MÔN THI TN THPT 
 Môn: Ngữ văn Lớp12
 Ngày thi 26-27/12/2020
Phần
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
I
Đọc hiểu:
3.0
1
Theo tác giả, loài người chỉ có thể tồn tại được theo sự lựa chọn một trong hai cách: bằng cách làm việc độc lập với bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám nhờ bộ óc của những người khác.
0,5
2
Câu:“ Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên”có nghĩa là: Người sáng tạo luôn khát khao tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh, đặc biệt là thế giới tự nhiên để phục vụ đời sống con người.
0,5
3
Việc tác giả khẳng định: “Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta cần – anh ta phải làm ra chúng” có ý nghĩa:
HS có thể theo gợi ý sau:
– Con người cần phải lao động, sáng tạo để tồn tại.
– Nhắc nhở mỗi người không ngừng nỗ lực phát huy bản thân để cuộc sống có ý nghĩa.
1,0
4
Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình, hoặc đồng tình một phần nhưng phải có lí giải hợp lí, thuyết phục.
1,0
II
Làm văn:
7.0
1
Viết đoạn văn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về hậu quả của lối sống ăn bám.
2.0
a. Viết đúng bố cục của một đoạn văn khoảng 200 chữ. Trình bày mạch lạc rõ ràng, không sai lỗi chính tả, dùng từ đặt câu
0,25
0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hậu quả của lối sống ăn bám. Khuyến khích sự sáng tạo của thí sinh khi viết đoạn văn
c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh lựa chọn các thao thác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ hậu quả của lối sống ăn bám.
Có thể theo hướng sau:
– Lối sống ăn bám là một thói tật của con người, là khi con người sống dựa dẫm, phụ thuộc, kí sinh, lợi dụng người khác để mưu lợi cho bản thân mình.
– Khi sống theo kiểu ăn bám, con người thường có thái độ ỷ lại, thiếu tự lập, không có kĩ năng sống, không đủ sức đề kháng với những thử thách trong cuộc đời.
– Khi sống theo kiểu ăn bám, con người hạ thấp giá trị, nhân cách, dễ đánh mất cái tôi của mình.
– Một xã hội tồn tại nhiều kẻ ăn bám, xã hội không thể phát triển.
1.5
2
Phân tích vẻ đẹp đoạn thơ (Tây Tiến-Quang Dũng)
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề cần nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề nghị luận, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích vẻ đẹp đoạn thơ-vẻ đẹp của cảnh và người miền Tây.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cơ bản đảm bảo các nội dung sau:
1. Vài nét về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến
0,5
- Tác giả: Quang Dũng là một gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam ngay từ những năm đầu c

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_cac_mon_thi_tot_nghiep_thpt_mon_ngu_v.doc