Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hiệp Hòa (Có đáp án)

Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào?

Câu 2. Theo tác giả, vì sao con người phải thay đổi và hậu quả của việc không chịu thay đổi là gì?

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng: Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn?

 

doc 5 trang trandan 06/10/2022 27360
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hiệp Hòa (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hiệp Hòa (Có đáp án)

Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Hiệp Hòa (Có đáp án)
? Đó chẳng phải là “cây chết” hay sao? Con người chúng ta cũng vậy. Cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu chúng ta không ngừng hoàn thiện bản thân. 
	Những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đời sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh. Có thể họ vẫn hiện hữu nhưng cuộc sống của họ sẽ bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại của mình.
 (Wayne Codeiro. Thái độ quyết định thành công, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016, Tr.34)
Câu 1. Đoạn trích trên sử dụng những thao tác lập luận nào?
Câu 2. Theo tác giả, vì sao con người phải thay đổi và hậu quả của việc không chịu thay đổi là gì?
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng: Không chấp nhận thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nghèo nàn, thậm chí bạn sẽ gặp những rắc rối lớn?
 Câu 4. Hãy chỉ ra một số bước tiến vượt bậc của nhân loại mà con người buộc phải thay đổi cách sống, cách làm việc.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về những điều cần thay đổi ở thanh niên Việt Nam hiện nay trong việc trở thành công dân toàn cầu. 
Câu 2 (5.0 điểm)
	Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
 Đoạn 1	
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, có nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đìn, cây đa. 
Đoạn 2 
[...] “Ta đi, ta nhớ những ngày 
 Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi 
 Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. 
 Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
 Ðịu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
 Nhớ sao lớp học i tờ 
 Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan 
 Nhớ sao ngày tháng cơ quan 
 Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo. 
 Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều 
 Chày đêm nện cối đều đều suối xa”
 (Trích Việt Băc, Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12 tập 1, tr110,111, NXB GD, 2018)
Từ đó làm nổi bật sự thay đổi tâm trạng của nhân vật trữ tình ở hai đoạn thơ. Rút ra nhận xét về phong cách thơ Tố Hữu.
 -------Hết------
 Họ và tên thí sinh:.............................lớp:.............................................SBD........................................
 HƯƠNG DẪN CHẤM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.00
1
Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận bác bỏ và bình luận.
0.5
2
Theo tác giả chúng ta phải thay đổi vì: Mọi thứ không bỗng dưng mà có, cuộc sống sẽ luôn được vận hành tốt nếu chúng ta không ngừng hoàn thiện bản thân,những ai không chịu thay đổi cho phù hợp với biến cố cuộc đồi sẽ chẳng thể nào thích nghi được với hoàn cảnh.
Hậu quả của sự không chịu thay đổi: cuộc sống của bạn trở nên nghèo nàn, gặp rắc rối lớn, bị tách biệt, không bắt nhịp được với đồng loại.
0.5
0.5
3
Không chịu thay đổi được hiểu là bảo thủ, cố chấp, không cập nhật và không quan tâm, không tìm hiểu, tiếp thu những cái mới tiến bộ. 
Những rắc rối lớn được hiểu là những khó khăn, phiền phức con người gặp phải. 
à Như vậy, nếu không chịu thay đổi con người sẽ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại như tụt hậu về kiến thức, thiếu hụt về kĩ năng do không chịu học hỏi và bồi đắp.
0.5
0.5
4
 Một số bước tiến vượt bậc của nhân loại mà con người buộc phải thay đổi cách sống và làm việc: Sự phát triển của Internet, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trí thông minh nhân tạo (Viết tắt là AI)
0.5
II
1
 Học sinh có thể trình đoạn văn theo kết cấu diễn dịch, quy nạp hoặc tổng phân hợp, móc xích, song hành, sử dụng kết hợp cấc thao tác lập luận nhưng phải đảm bảo cấu trúc đoạn văn. 
Sau đây là một số gợi ý:
- Công dân toàn cầu là gì? Đó là nhưng người có khả năng sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.
- Xuất phát từ yêu cầu của lao động thế giới hiện nay nên: 
 + Muốn trở thành công dân toàn cầu cần sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ thông dụng (tiếng Anh) để hội nhập.
 + Để bắ

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2021_2022_truong.doc