Ma trận và đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Tìm 2 hình ảnh miêu tả làng quê Việt Nam bình dị trong câu văn Chân cô dẫm lên lá tre khô và tai nghe tiếng xao xác đã quen; mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên ẩm ướt.

Câu 3. Nêu tâm trạng của nhân vật cô Tâm khi quẩy gánh hàng xén trở về nhà?

Câu 4. Anh/Chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Thạch Lam trong đoạn trích.

 

docx 9 trang trandan 12781
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ma trận và đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Ma trận và đề kiểm tra cuối học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
ận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
ĐỌC HIỂU
Truyện hiện đại Việt Nam
(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
Nhận biết:
- Nhận diện phương thức biểu đạt (Câu 1)
- Nhận diện các hình ảnh thuộc nội dung thông tin trong đoạn trích (Câu 2)
Thông hiểu:
Hiểu được tâm trạng của nhân vật trong đoạn trích. (Câu 3)
Vận dụng:
 Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của tác giả trong đoạn trích (Câu 4)
2
1
1
0
4
2
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
(khoảng 150 chữ
Nghị luận về tư tưởng, đạo lí
Nhận biết:
- Xác định được tư tưởng đạo lí cần bàn luận.
- Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.
Thông hiểu:
- Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí.
Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí.
Vận dụng cao:
- Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục.
1
3
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:
- Hai đứa trẻ 
(Thạch Lam )
Nhận biết:
- Xác định được kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Nêu được cốt truyện, đề tài, chủ đề, nhân vật, các chi tiết, sự việc nổi bật của tác phẩm/đoạn trích.
Thông hiểu:
 - Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm/đoạn trích theo yêu cầu của đề: giá trị hiện thực, tư tưởng nhân đạo, nghệ thuật trần thuật và xây dựng nhân vật, bút pháp hiện thực và lãng mạn...
- Lí giải được một số đặc điểm của truyện hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 được thể hiện trong đoạn trích.
Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích, đóng góp của tác giả. 
Vận dụng cao:
- So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu sức thuyết phục.
1
 Tổng
6
 Tỉ lệ %
40
30
20
10
100
 Tỉ lệ chung
70
30
100
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2021- 2022
MÔN: Ngữ văn 12. Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề kiểm tra có 01 trang)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
 Cô Tâm bớt mệt hẳn đi khi nhìn thấy cây đa và cái quán gạch lộ ra trong sương mù. Cùng một lúc, dãy tre đầu làng gần hẳn lại, cành tre nghiêng ngả dưới gió thổi và nghe thấy tiếng lá rào rào và tiếng thân tre cót két. Cô sắp về đến nhà rồi, gánh hàng trên vai nhẹ đi, và những cái uốn cong của đòn gánh bây giờ nhịp với chân cô bước mau. Cô thấy chắc dạ và ấm cúng trong lòng, bỏ hẳn nỗi lo sợ từ nãy vẫn quanh quẩn trong trí khi cô qua quãng đồng rộng, trơ gốc rạ dưới gió bấc vi vút từng cơn.
 Qua cái cổng gạch cũ, cô vào hẳn trong làng. Ngõ tối hơn, đất mấp mô vì trâu bước, nhưng cô thuộc đường lối lắm. Chân cô dẫm lên lá tre khô và tai nghe tiếng xao xác đã quen; mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên ẩm ướt. Ði ngang các nhà quen, cô thấy ánh sáng đèn chiếu qua rào, và tiếng những người quen thuộc ở trong đưa ra. – “À, bác cả Sĩ đã về rồi”. Lần nào hàng bác cũng bán hết sớm, bác cũng ra về trước vì nhà có con mọn. Còn cô, cô cũng có thể về sớm được vì chợ chiều cũng vắng người mua. Nhưng cô còn cứ vui chị vui em, lần khần ở lại.
 (Trích Cô hàng xén – Thạch Lam, NXB Văn hóa Thông tin, 2007)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Tìm 2 hình ảnh miêu tả làng quê Việt Nam bình dị trong câu văn Chân cô dẫm lên lá tre khô và tai nghe tiếng xao xác đã quen; mùi bèo ở dưới ao và mùi rạ ướt đưa lên ẩm ướt.
Câu 3. Nêu t...bé, bình dị trong cuộc sống của mỗi người. Có thể theo hướng sau: 
 Những điều bình dị sẽ giúp chúng ta cân bằng cuộc sống, tâm hồn ta trở nên bình yên, quên đi những áp lực sau những giờ làm việc căng thẳng. Cuộc sống cũng chứa đựng những biến cố, những bất trắc khó lường. Trước những biến cố đó, con người càng cần phải trân trọng điều nhỏ bé, bình dị hàng ngày. Biết nâng niu trân trọng những điều bình thường, giản dị ấy, con người mới biết sống tốt hơn, sống tử tế, nhân hậu hơn. Đây cũng là ý nghĩa nhân văn cao cả của những điều nhỏ bé, bình dị trong cuộc sống.
Hướng dẫn chấm: 
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
0,75
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Có cách diến đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
0,5
2
Câu 2. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trong đoạn trích
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trong cảnh chờ tàu
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn trích (0,25 điểm)
0,5
* Phân tích diễn biến tâm trang của nhân vật Liên trong đoạn trích (2,5 điểm)
* Tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu
 Trước khi tàu đến
- Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi:
    + Cô được mẹ dặn chờ tàu đến để bán hàng
    + Nhưng Liên không mong chờ ai đến nữa
    + Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya
    + Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu
    + Liên chăm chú để ý từng đèn ghi, ngọn lửa xanh biếc
- Tiếng Liên gọi em một cách cuống quýt, giục giã như thể nếu chậm một chút sẽ mất đi điều gì đó quý giá
⇒ Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày
b. Khi tàu đến
- Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vượt qua
- Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố người, đồng và kền lấp lánh” ⇒ Liên thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị
- Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời cau hỏi của em, trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống
- Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hn đẹp, giàu sang và sung sướng... Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại.
⇒ Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng
c. Khi tàu đi
- Như bao con người khác, Liên cũng “mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống hằng ngày”
- Khi tàu đi qua, Liên trở về với tâm trạng buồn như cuộc sống thường ngày nơi phố huyện
- Con tàu như niềm vui lóe lên trong chốc lát làm con người mơ tưởng rồi lại chìm vào trong bóng đen dày đặc
- Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên
⇒ Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo
d. Nghệ thuật
- Khái quát những nét đặc sắc nghệ thuật khắc họa tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu
- Cảm nhận về nhân vật Liên, người duy nhất trong tác phẩm ý thức được đầy đủ và sâu sắc nhất cuộc sống tù đọng của mình
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm.
- Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm.
- Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm.
2,5
0,75
0,75
0,5
0,5
* Đánh giá (0,5 điểm)
- Tâm trạng nhân vật Liên trong cảnh chờ tàu góp phần làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm Hai đứa trẻ
-Tâm trạng nhân vật Liên trong cảnh chờ tàu góp phần

File đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_12_nam.docx