Ma trận và đề thi cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.

Câu 2: Theo văn bản, nhân vật tôi đang được nhận điều gì từ người chiến sĩ?

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về quan niệm của nhân vật tôi: Sống ở đời, cho thế nào thì nhận thế ấy.

 

docx 13 trang trandan 07/10/2022 10500
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề thi cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ma trận và đề thi cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Ma trận và đề thi cuối học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
AN LÀM BÀI: 90 PHÚT
TT
Nội dung
kiến thức/
kĩ năng
Đơn vị kiến thức/kĩ năng
Mức độ kiến thức,
kĩ năng cần kiểm tra, 
đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ
 nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
ĐỌC HIỂU
- Truyện hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX; 
(Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
Nhận biết:
- Xác định được đề tài, cốt truyện, chi tiết, sự việc tiêu biểu.
- Nhận diện phương thức biểu đạt, ngôi kể, hệ thống nhân vật, biện pháp nghệ thuật,...của văn bản/đoạn trích.
Thông hiểu:
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: chủ đề tư tưởng, ý nghĩa của các chi tiết, sự việc tiêu biểu, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, bút pháp nghệ thuật,...
- Hiểu một số đặc điểm của truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX, truyện hiện đại nước ngoài được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.
Vận dụng:
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX, truyện hiện đại nước ngoài.
- Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.
2
1
1
0
4
2
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
(khoảng 150 chữ)
Nghị luận về tư tưởng, đạo lí 
Nhận biết:
- Xác định được tư tưởng đạo lí cần bàn luận.
- Xác định được cách thức trình bày đoạn văn.
Thông hiểu:
- Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của tư tưởng đạo lí.
Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí.
Vận dụng cao:
- Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục.
1 *
3
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:
- Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Nhận biết:
- Xác định kiểu bài nghị luận, vấn đề cần nghị luận.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nhớ được cốt truyện, nhân vật; xác định được chi tiết, sự việc tiêu biểu,...
Thông hiểu:
- Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện hiện đại: vấn đề số phận con người, cảm hứng anh hùng ca và cảm hứng thế sự, tình yêu quê hương đất nước; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ.
- Lí giải một số đặc điểm cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam, truyện nước ngoài được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.
Vận dụng:
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện hiện đại Việt Nam, truyện hiện đại nước ngoài.
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả.
Vận dụng cao:
- So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục.
1 *
Tổng
40
30
6
Tỉ lệ % 
70
30
20
10
100
70
30
100
SỞ GD & ĐT QUẢNG NGÃI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 NGHĨA HÀNH
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Ngữ văn, lớp 12
 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích: 
 	Tôi không nói thì chắc các bạn cũng biết, ngay từ lúc người chiến sĩ đến gặp tôi để nhận mang cái bó tranh, tôi đã khó xử đến thế nào?Thế mà bây giờ, trên dọc đường, không những riêng cái đống tài sản của tôi mà cả chính tôi cũng đã trở thành một gánh nặng cho anh. Xưa nay tôi vẫn cho mình là một kẻ cũng biết tự trọng, và cũng biết suy nghĩ. Giá người chiến sĩ tỏ thái độ lạnh nhạt hoặc mặc xác tôi nằm lại một mình, tập tễnh đi một mình giữa rừng, thì tôi cũng ...g sau:
- Giải thích: Độ lượng là đức tính của người xử thế rộng rãi, có lòng cao thượng, sẵn lòng bỏ qua lỗi lầm của người khác.
- Bàn luận: Ý nghĩa của lòng độ lượng
+ Độ lượng giúp cho tình cảm con người trở nên gắn bó hơn, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
+ Độ lượng giúp cho con người thấy nhẹ nhàng, thanh thản và biết trân quý cuộc sống của mình hơn.
+ Độ lượng giúp ngước khác nhận ra lỗi lầm của mình mà sống tích cực hơn.
+ Độ lượng không có nghĩa là dung túng cho cái xấu, cái ác. Lòng độ lượng đặt đúng chỗ mới thể hiện được ý nghĩa tốt đẹp của nó.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0.75 điểm)
- Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0.5 điểm)
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận; không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0.25 điểm)
Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
0,75
d. Chính tả, ngữ pháp 
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm 
0,5
2
Phân tích số phận và vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà hàng chài được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn trích.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Số phận và vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà hàng chài được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn trích
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn truyện (0,25 điểm)
0,5
* Phân tích số phận và vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà hàng chài qua đoạn trích
a. Nội dung
- Hoàn cảnh: Người đàn bà bị chồng đánh nên được chánh án Đẩu mời đến để bàn chuyện hòa giải.
- Số phận và vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà hàng chài qua đoạn trích.
+ Số phận: Dường như mọi sự bất hạnh của cuộc đời đều trút cả lên người đàn bà, xấu, nghèo khổ, lam lũ, lại phải thường xuyên chịu những trận đòn roi của chồng vũ phu, tổn thương, đau xót cho các con phải nhìn cảnh bố đánh mẹ...Chính vì bị bạo hành mà đã đến tòa án huyện với sự rụt rè, tội nghiệp.
+ Vẻ đẹp khuất lấp:
++ Hết mực yêu thương con cái. Vì thương con nên bà dứt khoát không bỏ chồng, không muốn li hôn. Chỉ có bà mới hiểu nguyên nhân sâu xa lão đàn ông trở nên vũ phu, đó là do nghèo đói, khổ quá.
++ Có tấm lòng bao dung, vị tha, nhân hậu. Bà coi việc mình bị đánh đập như một phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình, bà chấp nhận, không kêu van, không trốn chạy. Bà nhận tất cả lỗi về phía mình, nhận tất cả khổ đau để cho con còn có cha, gia đình có người đàn ông chèo chống lúc phong ba.
++ Sắc sảo, thấu hiểu lẽ đời, thông minh tinh tế: có thể thấy được qua cách mà người đàn bà hàng chài đã chủ động thay đổi cách xưng hô từ "con"- quý tòa" sang "chị - các chú". Dưới góc nhìn ngôn ngữ có thể thấy người phụ nữ khốn khổ ấy đã khéo léo chuyển từ mối quan hệ thứ bậc (con - quý tòa) sang quan hệ thân sơ (chị - chú). Chính cách chuyển đổi như thế, người phụ nữ ấy đã buộc Phùng và Đẩu tiếp nhận câu chuyện của cuộc đời mình ở một vị thế khác. Chính vị thế ấy, người nghe mới có thể mở lòng hơn để chấp nhận câu chuyện mà bà sắp thuật lại. 
b. Nghệ thuật 
- Bức chân dung của người đàn bà hàng chài trong đoạn trích được tác giả xây dựng bằng nghệ thuật đậm nét sự sáng tạo. 
- Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống. - Ngôn ngữ người kể chuyện thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa thân của tác giả. Chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.
Hướng dẫn chấm: 
- Học sinh cảm nhận về số phận và vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà hàng chài đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.
- Học sinh cảm nhận chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm.
- Cảm nhận chung chung, chưa rõ các biểu hiện của số phận và vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người đàn bà hàng chài : 0,75 điểm - 1,25 điểm.

File đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_thi_cuoi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc.docx