Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 7: Tây tiến

Bốn câu thơ đầu nhà thơ miêu tả cảnh gì ? Diễn ra ở đâu ? Vào thời gian nào ?
? Em hãy nhận xét về không khí trong cảnh ấy ? Không khí đó được tạo bởi những yếu tố nào ?
? Theo em hình ảnh trung tâm của bức tranh là ai ?
? Người lính TT có thái độ, cảm xúc gì ?
? Nhận xét về giọng điệu, bút pháp, ngôn ngữ, hình ảnh thơ được tác giả Quang Dũng sử dụng trong đoạn thơ trên ?
? Đánh giá khái quát về đêm “hội đuốc hoa” và tình người trong đêm hội ấy ?

ppt 16 trang trandan 06/10/2022 4240
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 7: Tây tiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 7: Tây tiến

Bài giảng Ngữ văn Lớp 12 - Tuần 7: Tây tiến
anh là ai ?? Người lính TT có thái độ, cảm xúc gì ? ? Nhận xét về giọng điệu, bút pháp, ngôn ngữ, hình ảnh thơ được tác giả Quang Dũng sử dụng trong đoạn thơ trên ?? Đánh giá khái quát về đêm “hội đuốc hoa” và tình người trong đêm hội ấy ? 
a) Cảnh đêm liên hoan văn nghệ . 
Không gian: Doanh trại: Nơi đóng quân của bộ đội. 
Thời gian: Đêm liên hoan văn nghệ . 
-> Thời khắc hiếm hoi khi người lính được dừng chân, nghỉ ngơi. 
- Không khí: nhộn nhịp, huyên náo, tươi vui và tràn ngập ánh sáng: 
+ Ánh sáng: lung linh của lửa đuốc 
+ Động từ “bừng” : sáng lên bất ngờ, đột ngột, bừng sáng cả không gian và lan tỏa niềm vui đến lòng người. 
+ Hình ảnh “đuốc hoa” : ánh sáng trong căn phòng đêm tân hôn. 
-> Đêm lữa trại trở thành đêm hội lung linh sắc màu, tràn đầy niềm vui và hứng khởi. 
+ Âm thanh: tiếng khèn, tiếng nhạc rộn ràng . 
-> làm ngất ngây lòng người. 
- Con người: 
+ Hình ảnh sơn nữ: xuất hiện trong bộ “xiêm áo” lộng lẫy sắc màu , vừa e 
lệ, vừa tình tứ , duyên dáng, uyển chuyển trong vũ điệu đậm sắc màu núi rừng . 
+ Người lính Tây Tiến: reo vui, ngạc nhiên, ngỡ ngàng, thích thú, trầm trồ, 
say sưa, ngây ngất, háo hức, vui sướng ngập tràn.(“Kìa”), phiêu diêu bay 
 bổng. 
->Tâm hồn lạc quan, yêu đời của những chàng trai lãng mạn, đa tình. 
=>Hình ảnh thơ vừa thực vừa mộng. Giọng điệu uyển chuyển, nhẹ nhàng, nét vẽ mềm mại, tinh tế. Hồn thơ lãng mạn của QD được chắp cánh bởi con người và cảnh vật nơi đây. Chất thơ, chất nhạc hòa làm một. 
 Kĩ niệm về đêm liên hoan văn nghệ âm vang nhạc điệu ngây ngất mê say, lung linh sắc màu. Chất men say thấm đẫm trong tâm hồn người TT. Qua đó thể hiện t ình cảm quân dân gắn bó thắm thiết . Đó chính là hành trang tinh thần giúp người lính vượt qua gian khổ khó khăn.  
b. Bốn câu sau. 
? Bốn câu thơ tác giả miêu tả cảnh gì ? Xác định không gian và thời gian ?? Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc được miêu tả qua những hình ảnh nào ? Phân tích ? 
? Con người Tây Bắc hiện lên ntn ? 
? Cảm nhận của em về con người và cảnh vật nơi đây ? 
? Chỉ ra những nét đặc sắc trong bút pháp miêu tả, sử dụng biện pháp Nt, hình ảnh, ngôn ngữ thơ? 
b) Cảnh sông nước Tây Bắc thơ mộng, trữ tình : 
Không gian: cảnh sông nước TB. 
-Thời gian: trong 1 buổi chiều sương -> 
Thời gian của hoài niệm, của quá khứ. 
Cảnh vật: 
+ Hồn lau: phất phơ trong gió 
 -> vẻ đẹp của cảnh vật, hồn sông núi, 
 cảnh mang hồn người. 
+ Bến bờ: lặng tờ, hoang dại. 
+ Những bông hoa rừng : 
 “đong đưa” trôi theo dòng nước , 
 soi mình trên gương nước tình tứ 
để làm duyên, làm dáng . 
-> Bức tranh thiên nhiên t ĩnh lặng, hoang sơ, mênh mang, mờ ảo , bảng l ã ng khói sương, nhuốm màu huyền thoại, cổ tích. Thơ mộng, trữ tình nhưng đượm buồn. 
- Con người: khỏe khoắn, khéo léo, tài hoa , uyển chuyển trên chiếc thuyền độc mộc. 
NT: Câu hỏi tu từ; điệp “có thấy ?”, “có nhớ ?” 
-> Xoáy sâu nỗi nhớ đến khắc khoải, da diết, cháy bỏng khôn nguôi. 
Bút pháp gợi tả, ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm, đánh thức cảm nhận sâu xa trong lòng người đọc. 
 Đoạn thơ là nỗi nhớ về cảnh vật và con người TB, mảnh đất mà những người lính đã hiến dâng cả tuổi xuân của mình để bảo vệ, gìn giữ. Với cảm hứng lãng mạn cùng nét vẽ tinh tế khắc họa ấn tượng linh hồn của con người và cảnh vật nơi đây. N gười và cảnh hài hòa; chất thơ chất họa hòa làm một. 
TK: T ám câu thơ đã vẽ nên khung cảnh thiên nhiên, con người miền Tây Bắc với vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình . Chất nhạc, chất hoạ, chất thơ hòa quyện chặt chẽ với nhau tạo nên một thế giới của cái đẹp làm say đắm lòng người .Từng nét vẽ của Quang Dũng đều mềm mại, tinh tế, uyển chuyển toát ra từ cốt cách tài hoa phong nhã và một thi tài hiếm có . Đồng thời thể hiện tình cảm, sự gắn bó sâu nặng của nhà thơ với thiên nhiên và con người nơi đây. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_tuan_7_tay_tien.ppt